Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa ngáy, đau nhức, chuột rút. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ ngon. Cùng tìm hiểu cách dễ ngủ cho người mất ngủ vì suy giãn tĩnh mạch, để cải thiện cuộc sống cho người bệnh được tốt hơn.
Bạn đang đọc: Cách dễ ngủ cho người mất ngủ vì suy giãn tĩnh mạch
1. Vì sao suy giãn tĩnh mạch gây mất ngủ? Hậu quả là gì?
Suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhiều ở tĩnh mạch chân, tay (đùi, bắp chân, cánh tay, bàn chân, bàn tay).
Khi tĩnh mạch giãn ra, các van tĩnh mạch bị hư hỏng, khiến máu bị ứ đọng lại ở tĩnh mạch chân hoặc tay thay vì trở về tim như bình thường. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa, đau nhức, bị chuột rút thường xuyên gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi, đứng, ngồi và thậm chí nằm ngủ dễ gây mất ngủ.
Nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài lâu ngày sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng như suy giảm năng suất làm việc, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, trầm cảm,… Đặc biệt, một số chuyên gia cho biết máu bị ứ đọng tại phần tĩnh mạch bị suy giãn có thể vón cục tạo thành cục đông (huyết khối) và chúng có thể di chuyển lên não gây tắc nghẽn mạch máu não dẫn tới đột quỵ não.
Suy giãn tĩnh mạch nặng dễ hình thành cục máu đông di chuyển trong lòng mạch gây tắc mạch máu não.
2. Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch
– Phần bị suy giãn tĩnh mạch có hình dạng như mạng nhện
– Đau nhức chân
– Cảm thấy nặng chân, nóng chân, mỏi chân về chiều.
– Sưng phù mắt cá chân
– Chuột rút ban đêm
– Cảm giác kiến bò và ngứa
– Chân dễ bầm máu
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ ở giới trẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa ngáy, đau nhức, chuột rút, xảy ra nhiều vào ban đêm khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ ngon.
3. Lợi ích khi cải thiện tư thế ngủ cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Người bị suy giãn tĩnh mạch nếu nằm ngủ sai cách sẽ vô tình làm tăng lượng máu lưu thông đến chân, khiến người bệnh đau nhức nhiều hơn và khó ngủ hơn. Một tư thế ngủ phù hợp và thoải mái, sẽ giúp người bị suy giãn tĩnh mạch cải thiện giấc ngủ hàng đêm nhờ thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
4. Những cách dễ ngủ cho người mất ngủ vì suy giãn tĩnh mạch
4.1 Tư thế nằm nghiêng bên trái – cách dễ ngủ cho người mất ngủ vì suy giãn tĩnh mạch
Nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp máu bơm về tim cũng như cơ thể tốt hơn, hạn chế được tình trạng ứ đọng, giảm tình trạng bị chuột rút và tê chân tay khi ngủ. Đây là tư thế ngủ được các chuyên gia về tim mạch khuyến cáo người bị suy giãn tĩnh mạch nên áp dụng.
Việc nằm nghiêng về bên trái rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch vì giúp cho bạch huyết di chuyển tốt hơn, giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức ở vùng tĩnh mạch bị suy giãn.
4.2 Sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch lúc ngủ
Gối chống giãn tĩnh mạch lúc ngủ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp người bị suy giãn tĩnh mạch ngủ ngon hơn. Gối này giúp nâng chân lên cao và duy trì tư thế nghiêng một góc khoảng 30 độ. Điều này giúp quá trình lưu thông máu, đưa máu về tim được tốt hơn và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó làm giảm bớt triệu chứng đau, phù, chuột rút do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gối chống thư giãn tĩnh mạch, bạn nên lựa chọn cho mình một loại gối phù hợp. Nếu không có điều kiện mua gối chống giãn tĩnh mạch, bạn có thể dùng một chiếc gối đầu kê dưới phần bắp chân và cổ chân để chân được nâng cao hơn so với mặt giường, điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
4.3 Tập thể dục – cách dễ ngủ cho người mất ngủ vì suy giãn tĩnh mạch
Người bị suy giãn tĩnh mạch cũng nên tập thể dục, vì việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, giúp làm giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng cơ bắp chân như đi bộ, đạp xe.
Đặc biệt, với những người bị dư cân, béo phì có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao hơn người bình thường nên càng phải chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý.
4.4 Ăn uống lành mạnh và hợp lý
Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm nhiều chất xơ và đạm. Hạn chế ăn những đồ chiên, rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và các loại thức uống có cồn.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý để hạn chế sự tích tụ mỡ trong cơ thể, giảm áp lực lên các mạch máu, từ đó giúp làm giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
4.5 Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chống giãn tĩnh mạch
Đối với người bị suy giãn tĩnh mạch, có thể sử dụng thuốc (nếu có chỉ định của bác sĩ), băng vải, tất (vớ) nén,… giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Nếu bạn áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng suy giãn tĩnh mạch vẫn không đỡ, đừng ngần ngại việc đi khám và hãy chia sẻ điều này với bác sĩ. Nếu suy giãn tĩnh mạch nặng, bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng công nghệ cao hoặc phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Nên khám bệnh sa sút trí tuệ ở đâu?
Người bị suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng gối chống suy giãn tĩnh mạch khi ngủ, bên cạnh đó cần kết hợp với tập thể dục vừa phải, ăn uống lành mạnh,…
5. Người bị suy giãn tĩnh mạch cần tránh những điều sau khi ngủ
Một số thói quen xấu có thể khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu sau đây:
5.1 Nằm một tư thế quá lâu
Việc nằm ngủ nhiều giờ ở cùng một tư thế, đặc biệt là tư thế nằm ngửa dễ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, nếu kéo dài điều này sẽ khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn trở nên nặng hơn.
5.2 Ngủ ít, thức khuya
Thiếu ngủ và thức khuya sẽ khiến bạn ít được nghỉ ngơi thư giãn hơn và điều này làm trầm trọng hơn triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
5.3 Đeo tất quá chật
Mùa đông nhiều người thường hay phải đi tất và có thói quen đeo tất khi đi ngủ. Nếu bạn đeo tất quá chật có thể gây áp lực lên các mạch máu ở chân và điều này sẽ làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.