Cách đề phòng hạ thân nhiệt trong mùa đông

Hạ thân nhiệt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể dần hạ xuống, thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh đột ngột, với độ lạnh rất sâu. Dù là người khỏe mạnh hay những người có nguy cơ cao mắc bệnh trong mùa đông giá rét thì cũng cần trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản nhất để ngăn ngừa tình trạng hạ thân nhiệt và tê cóng.

Bạn đang đọc: Cách đề phòng hạ thân nhiệt trong mùa đông

Cách đề phòng hạ thân nhiệt trong mùa đông

Dù là người khỏe mạnh Dù là người khỏe mạnh hay những người có nguy cơ cao mắc bệnh trong mùa đông giá rét thì cũng cần trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản nhất để ngăn ngừa tình trạng hạ thân nhiệt.

1. Hạ thân nhiệt là gì?

Thân nhiệt trung bình của một người khỏe mạnh là 36 – 37 độ C, tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp dưới 35 độ C. Những nguyên nhân phổ biến nhất của hạ thân nhiệt là tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh hoặc nước lạnh quá lâu, mặc quần áo không đủ ấm…
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị  hạ thân nhiệt do ít vận động, tuần hoàn kém và giảm nhạy cảm với thời tiết lạnh. Trẻ quá nhỏ cũng là đối tượng cần quan tâm vì cơ chế điều hoà thân nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

2. Các dấu hiệu cảnh báo hạ thân nhiệt và cách xử trí

Các triệu chứng thường gặp khi bị hạ thân nhiệt bao gồm: run rẩy, chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, tăng nhịp tim và thở gấp. Trường hợp bị hạ thân nhiệt nặng có thể gặp phải các triệu chứng như thở sâu, buồn ngủ, mơ màng, nói lắp, lú lẫn và mất ý thức.
Cần biết thân nhiệt bất ngờ giảm xuống 35 độ C có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng hạ thân nhiệt cần:

  • Nhanh chóng di chuyển vào nơi ấm áp như trong nhà, bếp, phòng ngủ… .
  • Che kín đầu, cách ly khỏi nền đất lạnh.
  • Cố gắng làm ấm cơ thể bằng cách cởi bỏ quần áo ẩm ướt, thay bằng đồ khô ấm.
  • Có thể uống nước gừng hoặc trà gừng nóng từng tí một để làm ấm cơ thể từ bên trong.
  • Dùng gạc ấm hoặc chườm nóng đặt lên cổ, lồng ngực, háng để tăng dần nhiệt độ cơ thể.

Nếu vẫn không cải thiện hoặc tình trạng ngày càng xấu đi, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp và kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Những loại nước nên uống vào buổi sáng

Cách đề phòng hạ thân nhiệt trong mùa đông

>>>>>Xem thêm: Chỉ số WBC là gì? WBC tăng hoặc giảm cảnh báo bệnh gì?

Nên mặc ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giữ cho thân nhiệt luôn ổn định.

3. Cách đề phòng hạ thân nhiệt

Để bảo vệ sức khỏe và phòng chống hạ thân nhiệt, hãy áp dụng các biện pháp sau:

  • Luôn giữ nhiệt độ trong nhà đủ ấm. Đóng cửa sổ, lấp kín các khe hở làm mất nhiệt mà hơi lạnh lùa vào. Nếu không có các thiết bị làm ấm, cần mặc thêm áo ấm như áo len.
  • Khi ra ngoài lạnh, cần mặc đủ ấm. Ngoài ra cần đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang (che mũi miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở).
  • Nếu quần áo, cơ thể bị ướt thì cần lau khô, thay quần áo ngay.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì mùa đông cần nhiều thực phẩm hơn để có nhiều nhiệt năng.
  • Không uống rượu bia mặc dù chúng có thể tạo cảm giác ấm người ngay tức khắc nhưng sau đó có thể khiến cơ thể hạ nhiệt bất ngờ.

Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt vì vậy cần sự quan tâm đặc biệt, nhất là về đêm khi thời tiết lạnh và có các bệnh lý khác đi kèm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *