Làm sao để có cách đẻ thường dễ dàng là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi cuộc sinh dễ dàng sẽ giúp mẹ bầu đỡ đuối sức và mệt mỏi, đồng thời em bé cũng sẽ được nhanh chóng ra ngoài, phòng tránh tối đa khả năng xảy ra các biến chứng trong cuộc sinh. Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.
Bạn đang đọc: Cách đẻ thường dễ dàng mẹ bầu cần biết?
1. Các dấu hiệu khi mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ
Mẹ bầu cần nắm được những dấu hiệu chuyển dạ để tránh việc mẹ nhập viện quá sớm hoặc quá muộn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết nhất đó là hiện tượng mẹ bầu bị ra máu hồng (hay còn gọi là máu báo). Tình trạng này thường là dấu hiệu sớm, trước khoảng 2-3 ngày khi mẹ chính thức sinh em bé.
Dấu hiệu thứ 2 báo hiệu mẹ chuẩn bị chuyển dạ đó là ra nước âm đạo, hay còn gọi là vỡ ối. Mẹ nên đến bệnh viện ngay nếu gặp phải dấu hiệu này.
Dấu hiệu thứ 3 là việc đau bụng. Lúc này, mẹ đã xuất hiện những cơn gò tử cung. Nếu cứ 5 phút xuất hiện 1 cơn đau bụng, mỗi đợt đau bụng kéo dài 30 phút cho tới 1 tiếng thì mẹ cũng cần lập tức nhập viện để chuẩn bị cho cuộc sinh.
2. “Bỏ túi” bí quyết giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn
Mẹ bầu cần biết rặn đẻ sao cho đúng thì cuộc sinh sẽ diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
2.1. Cách đẻ thường dễ là mẹ cần biết hít thở đúng cách trong lúc sinh
Quá trình thở chậm hít sâu vừa có tác dụng tạo ra một lượng oxy tốt cho em bé, đồng thời vừa giúp cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Khi bắt đầu có cơn đau thì mẹ bầu cần ghi nhớ và biết cách hít thở đúng. Mẹ cần hít sâu bằng đường mũi và thở ra bằng đường miệng.
Khi các cơn đau trở nên dồn dập và liên tục hơn, mẹ bầu cần tập trung hít một hơi thật sâu và dài, thở ra thật chậm rãi. Cho đến gần cuối của lúc chuyển dạ, khi đó các cơn gò diễn ra dồn dập không ngừng nghỉ, thì mẹ bầu phải chuyển sang thở từng nhịp nhanh và nông, khoảng 4 lần thở nhanh thì sẽ có 1 lần thở chậm.
2.2. Mẹ thực hiện rặn đẻ đúng là cách đẻ thường dễ dàng
Mẹ bầu gần tới ngày sinh nên chú ý đến cách rặn đẻ dưới đây để giúp cho cuộc sinh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
2.2.1. Vì sao mẹ bầu cần biết rặn đẻ đúng cách?
Cách đẻ thường dễ là mẹ bầu cần biết rặn đẻ sao cho đúng thì cuộc sinh sẽ diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, cuộc sinh diễn ra nhanh cũng giúp tránh được những biến chứng có thể xảy ra như: mẹ đuối sức, mệt mỏi, em bé bị ngạt, tổn thương đường sinh dục do ở trong bụng mẹ quá lâu, mẹ bị băng huyết sau sinh,…
Tìm hiểu thêm: Khí hư ra nhiều loãng như nước là bị bệnh gì?
Cuộc sinh diễn ra nhanh cũng giúp tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
2.2.2. Bí quyết rặn đẻ để sinh con thuận lợi và nhanh chóng
Cách rặn đẻ thường cần được tập luyện sớm trước ngày dự sinh chứ không phải tới đúng ngày sinh. Mẹ bầu nên ghi nhớ những lưu ý của các bác sĩ sản khoa về cách rặn đẻ sao cho đúng sau đây:
– Tư thế nằm: Mẹ nên nằm ở vị trí cao đầu ở góc 45 độ, hơi nâng mông lên một chút, hai tay nắm chặt vào 2 tay cầm của giường sinh/bàn sinh, 2 chân đạp mạnh vào giá đỡ chân. Lưng mẹ cần nằm thẳng áp sát vào giường sinh.
– Việc rặn đẻ khi cơn gò xuất hiện cần phải được phối hợp nhịp nhàng với động tác hít thở.
– Khi mẹ bầu cảm nhận cơn gò tử cung đã đến, mẹ nên bắt đầu dùng mũi hít một hơi dài rồi từ từ thở ra đằng miệng. Từng nhịp thở cần đi kèm với động tác rặn. Khi mẹ bầu rặn hơi dồn xuống bụng, miệng mẹ không nên phát ra âm thanh để giữ sức.
– Say mỗi nhịp rặn đẻ, mẹ bầu nên nghỉ khoảng 50 – 60 giây để lấy lại sức và sự tập trung cho cơn gò tiếp theo. Nếu mẹ rặn đẻ khi có cơn gò tử cung thì em bé mới ra ngoài dễ dàng, nhanh chóng.
– Em bé sẽ ra đời theo cách tự nhiên, không cần tới sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ hay dụng cụ nào nếu có sự kết hợp nhịp nhàng của 3 yếu tố: lực của cơn gò tử cung, lực rặn của mẹ và lực đẩy bụng của bác sĩ.
– Khi em bé đã xuất hiện ở cửa âm đạo, bác sĩ sẽ chủ động kéo thân người, mông, chân tay của em bé ra để cuộc rặn sinh kết thúc. Nếu em bé quá to có thể bác sĩ sẽ phải thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn để bé có thể ra ngoài dễ dàng hơn.
3. Một số lưu ý mẹ bầu cần biết về cách đẻ thường dễ dàng
>>>>>Xem thêm: Mẹ 9X chia sẻ trải nghiệm sinh mổ lần 2 và lời khuyên tới các mẹ bầu
Khi em bé ra đời, bé sẽ được thực hiện da kề da với mẹ.
Điều hòa hơi thở đều đặn, giữ tâm lý thoải mái sẽ giúp cuộc sinh của mẹ trở nên dễ dàng hơn. Nếu mẹ cảm thấy quá sức, hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, y tá để giúp mẹ điều chỉnh lại cách hít thở, lấy hơi nhịp nhàng và tránh đuối sức.
Một số thai phụ sinh em bé lần đầu các bác sĩ thường sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn để ống âm đạo được rộng hơn, giúp đầu em bé chui ra dễ dàng hơn mà không bị sang chấn. Đồng thời, việc này cũng giúp đề phòng rách tầng sinh môn do tổn thương cơ vòng tại hậu môn.
Trung bình một cuộc rặn sinh của mẹ đẻ thường lần đầu thường sẽ mất tầm 30 – 40 phút, chia làm nhiều đợt trước khi kết thúc quá trình sinh. Các mẹ sinh con lần sau thường sẽ mất ít thời gian hơn, trung bình khoảng 20 – 30 phút là em bé đã chào đời.
Khi em bé ra đời, y tá, điều dưỡng sẽ thực hiện các bước cắt dây rốn, vệ sinh thân người, lau gây, kiểm tra sức khỏe tổng quát cho em bé. Sau đó, bé sẽ được thực hiện da kề da với mẹ.
Trong trường hợp mẹ bị rạch tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ chủ động khâu lại vết cắt này cho sản phụ.
Trên đây là những thông tin hữu ích mẹ bầu cần biết về cách đẻ thường dễ dàng, nhanh chóng. Mẹ bầu cần thực hiện việc “vượt cạn” của mình tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, cũng như phòng tránh được tối đa những biến chứng sản khoa có thể xảy đến trong cuộc sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đi thăm khám thai, siêu âm thai thường xuyên, để các bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra cho mẹ những lời khuyên hữu ích nhất nhằm có cách đẻ thường dễ cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày mẹ “vượt cạn”.
Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi và thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.