Nấm ở vùng kín là một loại bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh rất dễ tái lại và khó để trị dứt điểm.
Bạn đang đọc: Cách để trị tận gốc và ngừa tái phát bệnh nấm ở vùng kín?
1. Nấm vùng kín là gì?
Nấm vùng kín còn được gọi là nấm âm đạo. Loại nấm gây ra bệnh nấm vùng kín có tên gọi là Candida. Nấm này có mặt khắp nơi và có thể xuất hiện ở âm đạo để lây bệnh cho chị em phụ nữ.
Thông thường, trong cơ thể sẽ luôn có 2 loại vi khuẩn, có lợi và có hại. Nếu khỏe mạnh, lợi khuẩn sẽ nhiều hơn để áp chế các loại vi khuẩn có hại. Nhưng do một số nguyên nhân nào đó mà số lượng lợi khuẩn thấp hơn, lượng nấm candida cao hơn và tấn công vào vùng kín mà không có sự bảo vệ. Từ đó chị em sẽ bị nhiễm nấm ở âm đạo, gây ra viêm nhiễm.
2. Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh nấm vùng kín
2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm candida vùng kín
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm vùng kín như:
– Chị em sử dụng đồ lót, quần lót không phù hợp. Sử dụng đồ lót quá chật, không có độ đàn hồi, thấm hút tốt sẽ làm cho môi trường âm đạo luôn bị gò bó ẩm ướt quá mức, dễ tạo điều kiện cho nấm âm đạo xâm nhập.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nấm vùng kín
– Rửa âm đạo không đúng cách, thụt rửa quá sâu và dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh chứa nhiều kiềm sẽ làm mất độ cân bằng của âm đạo, tạo cơ hội cho nấm candida phát triển và gây bệnh.
– Đến kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em lựa chọn những sản phẩm băng vệ sinh không tốt, thành phần chứa nhiều tạp khuẩn. Cũng có thể nguyên nhân gây nấm âm đạo là do khi quan hệ dùng các loại bao cao su không phù hợp.
– Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có khả năng cao mắc nấm âm đạo. Do dịch tiết âm đạo của người bị tiểu đường là môi trường lý tưởng để nấm phát triển.
– Những người bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ức chế hệ miễn dịch cũng khiến cho nấm khuẩn có hại phát triển.
– Những người sử dụng kháng sinh liều cao, dài ngày. Khi sử dụng kháng sinh để chữa một bệnh nào đó, đồng thời cũng sẽ diệt phần lớn các vi khuẩn có ích của cơ thể. Từ đó, lượng lợi khuẩn giảm đi, hại khuẩn tăng lên, nấm candida phát triển và gây bệnh cho âm đạo.
2.2. Triệu chứng của bệnh nấm ở vùng kín
Nếu bạn có những triệu chứng sau đây, rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo:
– Vùng kín bị khô , rát nóng. Có nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh khô âm đạo do nấm hoặc do cơ thể thiếu hụt collagen. Tuy nhiên, bệnh nấm âm đạo do nấm candida cũng có triệu chứng nóng rát, khô âm đạo như vậy. Khi quan hệ tình dục, cảm giác này sẽ tăng lên.
Tìm hiểu thêm: Ung thư trực tràng: 90% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm
Cần lưu ý các dấu hiệu của nấm vùng kín
– Có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng âm đạo. Vị trí ngứa có thể ở bên trong và cả bên ngoài âm đạo. Ban đêm có cảm giác ngứa nhiều hơn ban ngày. Vùng da xung quanh âm đạo có hiện tượng đỏ và hơi sưng tấy. Những tổn thương từ niêm mạc âm đạo có thể tăng lên và lan rộng ra những nơi khác lân cận như bẹn, đùi, môi trên môi dưới…
– Khí hư màu trắng đục như sữa và đặc quánh.
– Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu rắt nhiều lần.
– Khí hư khi bị nấm vùng khí có mùi hôi nhưng nhẹ hơn rất nhiều so với viêm âm đạo. Đây là cách để phân biệt hai bệnh này vì các triệu chứng khá giống nhau.
3. Cách trị tận gốc và ngăn ngừa tái phát bệnh nấm vùng kín
Lời khuyên đầu tiên dành cho các chị em khi bị nhiễm nấm âm đạo đó là không nên tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc đặt ở hiệu thuốc để tự chữa. Hãy đến bác sĩ để thăm khám và được kê những loại thuốc phù hợp. Nếu không việc tái đi tái lại là không thể tránh khỏi.
3.1. Cách trị tận gốc bệnh nấm ở vùng kín
Khi đến các cơ sở khám phụ khoa để khám nấm âm đạo, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra phần âm đạo, cổ tử cung bằng cách quan sát với dụng cụ mỏ vịt. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem tình hình viêm nặng hay nhẹ. Sau đó bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào để lấy mẫu phẩm dịch âm đạp làm các xét nghiệm phát hiện nấm, vi khuẩn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những đơn thuốc điều trị phù hợp.
Thông thường, nếu nhiễm nấm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi trị nấm trong khoảng 1 tuần. Các loại thuốc bôi chống nấm như: nystatin, terconazole, clotrimazole,… Đôi khi, trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ cho dùng thuốc uống như fluconazole. Tất các những loại thuốc này cần được bác sĩ kê.
>>>>>Xem thêm: Ung thư vú giai đoạn 2 có chữa khỏi không?
Tuân thủ các điều trị của bác sĩ để trị bệnh tận gốc
Nếu điều trị không đỡ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh kết hợp với đặt thuốc âm đạo tại cơ sở khám chữa bệnh.
3.2. Cách ngăn ngừa bệnh nấm ở vùng kín tái phát
Để ngăn ngừa bệnh nấm vùng kín tái phát lại, chị em phụ nữ cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, hạn chế tối đa đường và đồ ngọt khác, tránh tạo môi trường thuận lợi để nấm candida phát triển.
– Lựa chọn những loại quần lót chất lượng tốt, thấm hút, thoáng khí và quan trọng không được bó quá sát vào người.
– Dùng những loại băng vệ sinh và bao cao su phù hợp, không bị kích ứng.
– Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách, nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu và mạnh. Không dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ PH quá cao, những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như mua trên facebook…
– Cần đi kiểm tra phụ khoa định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, đủ điều kiện vệ sinh và tiêu chuẩn y tế để khám chữa các bệnh về sản phụ khoa cho chị em.
Chị em nên tập cho mình thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh phụ khoa nguy hiểm như nấm ở vùng kín hoặc một số bệnh khác.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các bệnh nhân khi đến khám phụ khoa đều được thăm khám cẩn thận. Sau khám sẽ được giải thích về bệnh một cách dễ hiểu, tỉ mỉ nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng hướng dẫn cách vệ sinh, uống thuốc, đặt thuốc tại nhà cho các bệnh nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.