Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

Điều trị áp xe vú như thế nào luôn là vấn đề được phụ nữ quan tâm đặc biệt là chị em trong quá trình cho con bú. Bởi đây là một bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở tuyến vú của phụ nữ có thể gây hoại tử, ảnh hưởng tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

1.Bệnh áp xe vú là gì?

Bệnh áp xe vú là căn bệnh khá nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ. Khoảng 10% đến 30% trường hợp mắc phải bệnh lý này ở phụ nữ sau khi mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra với những phụ nữ có vòng ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

Bệnh áp xe vú là hiện tượng nhiễm khuẩn tuyến vú thường gặp ở phụ nữ.

Áp xe vú là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú qua ống dẫn sữa gây đau nhức, nhiễm trùng, sưng mủ, nổi hạch. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua vùng xung quanh vú bị tổn thương, nhiễm khuẩn.

Một số biểu hiện lâm sàng hay gặp như là: người bệnh sốt cao, buồn nôn, hiện tượng nóng đỏ, đau ở tuyến vú do có hạch, có dịch vàng chảy từ sữa,.. Với tình trạng này bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa mẹ và gây đau đớn cho người mẹ.

2. Nguyên nhân dẫn đến áp xe vú

Để có phương pháp điều trị áp xe vú hiệu quả, cần tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng áp xe vú.

Tắc tia sữa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này. Khi tắc tia sữa xảy ra đồng nghĩa sữa không thoát ra ngoài, tạo thành cục trong thời gian lâu. Trong khí đó, sữa vẫn tiếp tục đang tạo ra, gây tình trạng căng ống dẫn sữa. Tắc tia sữa trong thời gian lâu sẽ dẫn đến viêm tuyến vú và áp xe tuyến vú.

Bên cạnh đó, áp xe vú còn xảy ra với bà mẹ sau sinh khi:

  • Không thực hiện hút sữa: nhiều mẹ không vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú xong gây ra tình trạng ứ đọng sữa.
  • Ngực thường xuyên chịu áp lực: do thói quen, một số chị em phụ nữ hay mặc áo quá chật hoặc hay địu bé trước ngực. Việc này tạo một áp lực lớn lên bầu ngực, một trong nguyên nhân gây tắc tia sữa, dẫn đến áp xe vú.
  • Cho bé bú không đúng cách: nhiều bé sẽ có hiện tượng ngậm đầu vú quá lâu, thậm chí cắn gây trầy xước núm vú là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây đến áp xe vú nếu tồn tại trong thời gian dài.
  • Mẹ bị căng thẳng: stress là tác nhân làm giảm quá trình sản xuất hormone oxytocin nên dễ gây tắc tuyến sữa ở bầu ngực.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Hôi miệng chảy máu chân răng là bệnh gì?

Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

Thường xuyên hút sữa giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ mắc áp xe vú

3. Biến chứng của bệnh áp xe vú

Áp xe vú có 2 giai đoạn: khởi phát và tạo thành áp xe. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến đau nhức trong tuyến vú, sau đó lan sang bả vai, cánh tay, cơ thể mệt mỏi. Khi bệnh chuyển biến nặng, sang giai đoạn tạo thành áp xe:

  • Vùng da áp xe sẽ căng nóng, sưng tím, núm vú tụt, bắt đầu nổi viêm hạch, gây đau nhức, khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sữa cho con khi núm vú chảy mủ, có mùi hôi xuất hiện ở sữa hoặc gây mất sữa khi áp xe vú tự vỡ.
  • Cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, sụt cân nhanh, gầy yếu.
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng do liên tục bị đau đầu, sống trong tâm trạng lo lắng.
  • Gặp các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, suy thận, hoại tử các chi khi các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú lan sang các mạch máu dẫn đi khắp cơ thể.

Lưu ý: Khi bệnh ở giai đoạn áp xe, cần phân biệt với bệnh ung thư vú thể cấp dạng viêm. Bị ung thư, vú sẽ to ra rất nhanh, tuy nhiên không đau. Trong trường hợp này cần đi xét nghiệm tế bằng cách chọc hút hoặc làm sinh thiết để phát hiện tế bào ung thư.

4. Các phương pháp điều trị áp xe vú phụ nữ cần biết

4.1 Cách phòng bệnh hiệu quả

Giữ gìn vệ sinh tuyến vú là một trong những cách phòng bệnh áp xe vú hiệu quả nhất. Chị em phụ nữ nên sử dụng khăn ấm, sạch để vệ sinh vùng vú sau khi cho con bú. Khi cho con bú cần để ý thời gian, tránh tình trạng ngậm quá lâu. Ngoài ra, không gây tổn thương đến tuyến vú như trầy xước, nứt đầu núm vú, tránh ứ đọng, tắc tia sữa.

4.2 Các phương pháp điều trị tại nhà

  • Phụ nữ bị áp xe vú trong quá trình cho con bú nên nghỉ ngơi điều độ, tránh cho con bú vùng bị tổn thương.
  • Nên vắt bỏ sữa để hạn chế con tiếp xúc bị áp xe, do sữa có thể lẫn mủ vàng nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau tích cực như chườm nóng, xoa bóp,…
  • Có thể sử dụng các loại kháng sinh chuyên trị, thuốc giảm đau trong trường hợp đau nhức sâu trong tuyến vú quá mạnh.
  • Ngoài ra có thể hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn bằng cách sử dụng thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con. Lưu ý trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh hậu quả không mong muốn.

4.3 Phương pháp chích, dẫn lưu

Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

>>>>>Xem thêm: Ung thư dạ dày di căn hạch cổ

Đối với những trường hợp áp xe nặng, điều trị áp xe vú có thể cần chích, rạch.

Phương pháp này áp dụng cho người mắc bệnh ở giai đoạn tạo thành áp xe, phải chích rạch, tháo mủ. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị áp xe khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với các áp xe nông chỉ cần chích đơn giản lấy mủ ra.
  • Đối với áp xe thể tuyến và sau tuyến cần can thiệp mổ gây mê. Bác sĩ chích áp xe theo đường nam hoa hoặc vòng cung để dẫn lưu mủ ra ngoài.

Bệnh nhân cần đến các bệnh viện uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm để điều trị hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân.

Một số lưu ý khi điều trị áp xe vú:

  • Không điều trị bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tác động trực tiếp lên vùng ngực làm nghiêm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng của tuyến vú.
  • Chỉ thực hiện chích, hút mủ khi ổ áp xe đã hóa mủ hoàn toàn, tránh chọc non và thực hiện ở cơ sở y tế uy tín.
  • Người bệnh có cảm giác đau nhói bên trong tuyến, bề mặt da vú có dấu hiệu chuyển sang màu tím nhạt, bắt đầu bong vẩy,… thì nên đi siêu âm để xem tình trạng ổ áp xe rồi mới thực hiện chích mủ.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh áp xe vú mà phụ nữ hay gặp phải. Đây là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy chị em phụ nữ cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa và điều trị áp xe vú đúng cách.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *