Bởi bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, nhiều người chủ quan để búi trĩ sưng to mà không chữa. Bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp: Bệnh trĩ sưng to vì đâu? Điều trị các búi trĩ đã to như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Cách điều trị bệnh trĩ sưng to
1. Những điều bạn cần biết về cơn ác mộng mang tên “bệnh trĩ”
Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, thuộc nhóm bệnh hậu môn trực tràng. Dù có thể chữa khỏi và không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng căn bệnh này đem lại không ít phiền toái và rủi ro dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
Bệnh trĩ hình thành do tình trạng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới giãn ra. Ở người bình thường, máu sẽ đến các cơ quan bằng động mạch và sẽ quay trở lại tim bằng tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở người bệnh trĩ, máu sau khi được đưa đến hậu môn không quay lại tim hoàn toàn. Sự ứ đọng máu khiến cho tĩnh mạch hậu môn căng phồng lên. Tình trạng này kéo dài tạo nên các búi trĩ. Nếu không được điều trị kịp thì trĩ sẽ sa ra ngoài ống hậu môn.
Một cách giải thích khác về cơ chế hình thành bệnh: do sự gia tăng áp lực về mặt cơ học khiến cho các dây chằng cố định đệm hậu môn bị tổn thương. Điều này dẫn đến đệm hậu môn bị trượt ra ngoài hình thành bệnh trĩ.
Hình ảnh búi trĩ sưng to trong ca phẫu thuật
2. Phân loại bệnh trĩ
Có hai cách phân loại bệnh trĩ: Theo vị trí và theo cấp độ bệnh
– Phân loại theo vị trí của búi trĩ: Chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại
Trĩ nội: Vị trí xuất hiện của các búi trĩ là trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội nằm trong ống hậu môn. Việc quan sát và nhận biết trĩ nội sẽ khó khăn hơn. Chỉ khi bệnh đã trở nặng, bệnh nhân đi ngoài ra máu, búi trĩ to rớt ra ngoài thì người bệnh mới nhận biết được
Trĩ ngoại: Vị trí xuất hiện là bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược. Bệnh dễ phát hiện hơn trĩ nội, tuy nhiên, mức độ đau đớn của trĩ ngoại là cao hơn. Búi trĩ khi sa ra ngoài sẽ cọ xát vào trang phục, ghế ngồi,.. Điều này gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh.
Ngoài ra, khi người bệnh có búi trĩ ở cả trong và ngoài ống hậu môn, tình trạng này là trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ thông thường được chia thành 4 cấp độ. Đối với trĩ nội, các cấp độ dựa theo mức độ sa của búi trĩ. Ở độ 1,2, mức độ sa còn nhẹ, các búi trĩ vẫn có thể tự co lên, có thể điều trị bằng thuốc. Đến cấp độ 3,4, bệnh trĩ không thể điều trị bằng nội khoa mà bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để xử lý triệt để do các búi trĩ không thể tự co lên.
Đối với trĩ ngoại, bệnh trĩ cũng được chia thành 4 cấp: Hình thành – tăng kích cỡ – sa nghẹt hậu môn – hoại tử, viêm nhiễm búi trĩ.
3. Nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành bệnh trĩ
Độ tuổi từ 30-60 tuổi là độ tuổi có nguy cơ mắc trĩ rất cao. Tỷ lệ bệnh ở phụ nữ cũng cao hơn đàn ông với tỷ lệ khoảng 60%. Trĩ có thể hình thành do những nguyên nhân sau:
– Không thường xuyên vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế.
– Cơ thể thiếu hụt nước, gây ra táo bón
– Không bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết do ăn ít rau xanh, hoa quả,..
– Phụ nữ mang thai và sau sinh, đặc biệt là sản phụ sinh thường do rặn đẻ không đúng cách, rặn đẻ quá mạnh
– Đi đại tiện lâu, rặn nhiều khi đại tiện..
Tìm hiểu thêm: Thông tin về bệnh trĩ và cách điều trị đạt hiệu quả cao
Phụ nữ mang thai đối diện với nguy cơ cao mắc bệnh trĩ
4. Bệnh trĩ sưng to có nguy hiểm không – Điều trị như thế nào?
4.1. Bệnh trĩ sưng to vì sao?
Bệnh trĩ sưng to khi chuyển nặng. Các búi trĩ sa ra ngoài và sưng lên (đối với trĩ nội) haowcj sưng to, gây tắc nghẽn hậu môn (đối với trĩ ngoại).
Có thể điểm danh các nguyên nhân thúc đẩy búi trĩ sưng to gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh thường như:
Các tĩnh mạch trĩ căng ra, phồng lên quá mức. Khi ấy, các cơ vòng hậu môn dẫn tắc nghẹt. Lượng máu lớn dồn vào búi trĩ, gây tình trạng sưng to, sa ra ngoài hậu môn.
Ngoài ra, các búi trĩ phát triển nhanh, từ đó gây nên tình trạng tắc nghẽn. Việc đẩy phân ra ngoài khó khăn hơn nhiều, nhất là bệnh nhân thường hay mắc táo bón. Việc đi vệ sinh cũng có thể khiến niêm mạc hậu môn tổn thương, sưng lên kèm búi trĩ.
Khi đi vệ sinh, các búi trĩ sa ra ngoài thường rất dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây bệnh. Đây cũng là lí do các búi trĩ nhanh chóng bị sưng to, gây đau đớn ngày một nhiều hơn.
Búi trĩ nội sa ra ngoài cũng như búi trĩ ngoại phát triển to, chúng rất dễ bị nghẹt ở ống hậu môn. Do quá trình lưu thông máu bị cản trở nên búi trĩ càng lớn, bệnh trĩ sưng to.
4.2. Điều trị bệnh trĩ sưng to như thế nào?
Ở những mức độ nhẹ như 1, 2, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ sẽ cắt thuốc để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn. Thuốc có thể là thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống trực tiếp. Chúng có khả năng hạn chế tình trạng tắc mạch. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ.
Đối với bệnh trĩ sưng to ở giai đoạn 3,4, việc điều trị bệnh bằng thuốc không còn tác dụng. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật hoặc các thủ thuật.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay có thể kể đến như:
– Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson
Từng búi trĩ đơn lẻ sẽ được cắt đi, khâu buộc cuống búi trĩ. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo, hạn chế tổn thương. Búi trĩ sẽ được xử lý nhanh gọn.. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ, an toàn, loại bỏ trĩ triệt để tuy nhiên thường gây đau cho bệnh nhân
– Phương pháp cắt trĩ Longo
Đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp Longo sử dụng súng khâu cắt tự động kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu mạch máu cung cấp. Nhờ đó, các búi trĩ sẽ nhỏ lại. Mổ trĩ Longo là phẫu thuật ở vùng vô cảm của ống hậu môn. Chính vì thế, nhiều người bệnh ưa chuộng. Người bệnh sẽ nhanh phục hồi, gần như không đau, lưu viên chỉ khoảng 48h sau khi phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ở trẻ em và những điều cần biết
Hình ảnh súng Longo
Ngoài ra, bệnh trĩ có thể điều trị bằng thủ thuật như thắt mạch khâu treo búi trĩ. Các bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm Doppler để xác định mạch trĩ nằm ở đâu. Sau đó là bước khâu thắt mạch lại. Búi trĩ tự thu nhỏ thể tích do lượng máu đổ về ít đi. Thủ thuật này an toàn và cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả khá cao.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ – bệnh trĩ sưng to và cách điều trị tình trạng này. Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh trĩ tại nhà theo các bài thuốc truyền miệng. Hãy thăm khám để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.