Tùy theo mức độ bệnh sẽ có các cách điều trị gan nhiễm mỡ khác nhau. Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm dễ dẫn tới biến chứng khó điều trị như xơ gan, viêm gan mạn tính, ung thư gan…
Bạn đang đọc: Cách điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả không ngờ
1. Cách điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh thầm lặng nguy hiểm, để lại nhiều bến chứng cho người mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có cách điều trị tại nhà nhờ thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là các cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà mà bạn cần biết:
1.1 Cách điều trị gan nhiễm mỡ bằng thực phẩm
Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung vào chế độ ăn uống:
1.1.1 Các loại thực phẩm nên ăn
– Rau xanh: Ăn nhiều các loại rau nói chung, đặc biệt là bông cải xanh được xem là cách trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan. Rau xanh như rau bina, cải xoăn làm giảm gánh nặng lên gan đồng thời hỗ trợ giảm cân.
– Đậu phụ: Đây là thực phẩm có ít chất béo và hàm lượng protein cao. Thành phần protein trong đậu làm giảm tích tụ chất béo trong gan.
– Cá: Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ chứa nhiều axit béo omega-3. Đây là thành phần quan trọng hỗ trợ cải thiện mức độ mỡ trong gan.
– Sữa và các loại sữa ít béo: Sữa và các loại sữa ít chất béo có chứa hàm lượng whey protein cao. Bổ sung hàng ngày có thể bảo vệ gan khỏi tổn thương.
– Tỏi: Trong tỏi rất giàu hàm lượng allicin và hợp chất sulfur giúp ức chế tổng hợp cholesterol xấu đồng thời đào thải chúng khỏi cơ thể. Hai hoạt chất này rất tốt trong việc ức chế tổng hợp cholesterol trong gan và giúp lipid ở các tế bào gan không bị lắng đọng. Ăn tỏi sống hỗ trợ trị gan nhiễm mỡ cực hữu hiệu.
1.1.2 Một số thực phẩm khác
– Bột yến mạch: Bột yến mạch là ngũ cốc nguyên hạt cung cấp carbohydrate bổ sung năng lượng cho cơ thể. Yến mạch cũng chứa nhiều chất xơ, giúp no lâu hơn, duy trì cân nặng lý tưởng.
– Dầu thực vật: Người bệnh gan nhiễm mỡ nên sử dụng dầu thực vật từ dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương… thay cho mỡ động vật. Các loại dầu này chứa nhiều acid béo không no làm giảm cholesterol trong máu.
– Trà xanh: Trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao rất tốt cho cơ thể. Trà xanh giảm lưu trữ chất béo trong gan, cải thiện chức năng gan. Đồng thời trà xanh cũng có các lợi ích sức khỏe khác như giảm cholesterol, giúp ngủ ngon hơn.
Rau củ quả tốt cho sức khỏe
1.2 Cách điều trị gan nhiễm mỡ bằng chế độ kiêng ăn
Người bị gan nhiễm mỡ cần giảm hàm lượng mỡ trong gan bằng cách hạn chế một số loại thực phẩm:
1.2.1 Các loại thực phẩm nên tránh
– Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Giảm bớt gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây gan nhiễm mỡ. Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc thực vật.
– Tránh ăn thực phẩm giàu cholesterol: Lòng đỏ trứng, nội tạng động vật… đều là những thực phẩm chứa cholesterol cao. Giảm tiêu thụ những thực phẩm này giúp giảm chất béo trong gan.
– Hạn chế hoa quả có hàm lượng fructose cao: Hàm lượng đường cao có trong nhiều loại hoa quả có thể là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm. Có thể kể đến như béo phì, tiểu đường và làm tình trạng gan nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn. Fructose được gan chuyển hóa nên việc hạn chế hoa quả có hàm lượng fructose cao giảm gánh nặng cho gan, phòng tránh và hỗ trợ cải thiện gan nhiễm mỡ.
– Hạn chế ăn các loại thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều protein góp phần làm tăng gánh nặng chuyển hóa tại gan. Ăn nhiều thịt đỏ không tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ, làm tình trạng trầm trọng hơn.
1.2.2 Một số loại thực phẩm khác
– Kiêng gia vị cay nóng: Người bị gan nhiễm mỡ muốn chữa khỏi thì cần kiêng các gia vị cay nóng như hồ tiêu, gừng, tỏi, ớt… Gia vị cay nóng làm suy giảm chức năng gan, khiến gan khó bài tiết chất béo, khiến bệnh nặng hơn.
– Tránh xa các chất kích thích, rượu bia: Rượu bia là nhóm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ và các chất độc hại từ rượu bia tạo nên gánh nặng rất lớn cho gan. Người bệnh cần đặc biệt kiêng rượu bia là cách trị gan nhiễm mỡ tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan cấp tính thời gian kéo dài
Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn
2. Cách điều trị gan nhiễm mỡ gây biến chứng
Khi gan nhiễm mỡ chuyển sang giai đoạn viêm gan mạn tính thì cần điều trị bằng thuốc theo đúng liệu trình theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc làm chậm diễn tiến bệnh và ngăn các biến chứng có thể xảy ra. Mỡ gan tăng cao cản trở hoạt động của gan, phá hủy tế bào gan. Phản ứng viêm lặp lại nhiều lần là nguyên nhân hình thành xơ hóa.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, khoa học, người bệnh cần nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng chuyển hóa của tế bào gan. Bằng cách tăng cường các hoạt động thể dục thể thao. Tập thể dục hợp lý rất tốt cho sức khỏe, giúp giữ cân nặng ở mức chuẩn. Mỗi ngày khoảng 30 phút đi bộ hoặc tập aerobic là cần thiết cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
3. Cách điều trị gan nhiễm mỡ kết hợp bệnh nền
Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển và kết hợp với các bệnh lý nền khác hủy hoại sức khỏe người bệnh. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, song hiện nay đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt là ở những người có chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động.
Các bệnh lý nền cần được điều trị đồng thời cùng gan nhiễm mỡ như: Tăng men gan, viêm hoại tử, rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, chưa tiến triển thành bệnh cũng có thể được bác sĩ chỉ định thuốc để phòng ngừa.
>>>>>Xem thêm: Xơ gan có lây không và những điều cần biết
Khám bệnh để đánh giá chức năng gan
Ngoài các cách điều trị gan nhiễm mỡ như trên, người bệnh cũng nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để xử lý kịp thời các biến chứng gan nhiễm mỡ gây ra.
Gói sàng lọc gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc thông qua các xét nghiệm men gan giúp khách hàng đánh giá khả năng làm việc của gan. Thực hiện sàng lọc viêm gan B, và tổng phân tích tế bào máu. Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.