Cách điều trị hội chứng ruột kích thích để đạt hiệu quả cao

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là một trong những vấn đề đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ cách điều trị ruột kích thích hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Bạn đang đọc: Cách điều trị hội chứng ruột kích thích để đạt hiệu quả cao

1. Hội chứng ruột kích thích và cơ chế sinh bệnh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ruột kích thích là rối loạn chức năng của đường tiêu hóa nhưng triệu chứng chủ yếu xuất hiện tại đại tràng. Theo định nghĩa của Thomson W.D. (1990), hội chứng này là các rối loạn chức năng của ruột nhiều lần tái đi tái lại mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, sinh hóa, tổ chức học ở ruột.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố kích phát có thể khác nhau ở từng trường hợp, bao gồm: thực phẩm (chất béo, gia vị, trái cây, sữa, bia rượu…); căng thẳng; thay đổi nội tiết tố; một số bệnh lý như viêm dạ dày ruột, loạn khuẩn đường ruột,…

Dưới đây là 3 cơ chế sinh bệnh của hội chứng này:

– Sự cảm thụ bất thường chức năng đường tiêu hóa làm tăng tính nhạy cảm cho đường ruột, dễ bị kích thích.

– Khả năng chịu áp lực của khối thức ăn giảm ở một số đoạn ruột.

– Rối loạn vận động của ruột: Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, ngược lại giảm nhu động ruột gây táo bón.

Cách điều trị hội chứng ruột kích thích để đạt hiệu quả cao

Ruột kích thích có thể gây đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2. Những điều cần lưu ý khi điều trị ruột kích thích

Những người gặp hội chứng IBS dễ tăng nhu động ruột hơn so với người bình thường. Các triệu chứng thường tái đi tái lại trong nhiều năm khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng vì lo sợ bệnh nặng hoặc ác tính. Chính vì vậy, bác sĩ điều trị cần thiết lập mối quan hệ tin cậy với người bệnh, giải thích để người bệnh hiểu thấu đáo về hội chứng này.

Bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ để làm nhẹ đi sự lo lắng của người bệnh, việc điều trị còn cần đáp ứng một số lưu ý như sau:

– Hướng điều trị hợp lý và hữu ích là điều trị theo triệu chứng nổi trội.

– Hiện nay chưa có loại thuốc cụ thể nào có thể điều trị tất cả các triệu chứng ruột kích thích.

– Điều trị giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên các triệu chứng có thể không chấm dứt hoàn toàn. Sau điều trị, triệu chứng lâm sàng có thể thuyên giảm hoặc biến mất, nhưng khả năng tái phát thường cao.

– Nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ khuyến cáo sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn ruột).

3. Biện pháp điều trị cụ thể

Hội chứng này có các nguyên nhân không rõ ràng, do đó phương pháp điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

3.1. Chế độ dinh dưỡng điều trị hội chứng ruột kích thích

– Không dùng các thực phẩm gây đầy hơi (với những người bị chướng bụng, đầy hơi): một số loại rau củ (bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng…), đồ uống có gas,…

– Tránh thực phẩm chứa gluten (với người bị tiêu chảy): lúa mì, lúa mạch,…

– Tránh thực phẩm chứa đường có thể lên men (như đường fructose, lactose…) có trong một số loại ngũ cốc, rau củ, trái cây và thực phẩm chế biến từ sữa. Thực tế, đa số người bệnh không nhạy cảm với tất các các loại thực phẩm này. Người bệnh có thể hạn chế các thực phẩm kể trên để giảm triệu chứng ruột kích thích và sau đó có thể bắt đầu sử dụng trở lại dần với lượng ít.

– Điều chỉnh lượng chất xơ trong chế độ ăn: Chất xơ giúp giảm táo bón nhưng cũng có thể gây đầy hơi và làm tăng tình trạng co thắt. Người bệnh có thể thử nghiệm các loại chất xơ khác nhau từ thực phẩm (các loại rau củ, ngũ cốc, trái cây,…), tăng từ từ lượng chất xơ mỗi bữa ăn trong khoảng vài tuần.

– Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng: rượu bia, thức uống chứa caffeine, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo, chất béo,… Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt với những người không dung nạp lactose.

– Ăn uống đều đặn, đúng giờ, không bỏ bữa; ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh ăn quá no.

Tìm hiểu thêm: Cách trị đau dạ dày đúng cách tránh tái phát lâu năm

Cách điều trị hội chứng ruột kích thích để đạt hiệu quả cao

Chế độ ăn uống hợp lý, điều độ giúp cải thiện các triệu chứng ruột kích thích

3.2. Xây dựng lối sống khoa học

Các triệu chứng ruột kích thích có thể giảm thiểu nhờ những thay đổi đơn giản trong lối sống. Cần lưu ý răng đây là biện pháp lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì.

– Uống nhiều nước mỗi ngày: Sử dụng các chất lỏng như nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh, trà thảo mộc,… Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia), chứa caffeine và đồ uống có gas.

– Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên: Giúp kích thích đường ruột co thắt, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng và giảm căng thẳng. Những người có các vấn đề về sức khỏe cần kiểm tra và trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.

– Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

– Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc, kể cả các loại thuốc không kê toa. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cách điều trị hội chứng ruột kích thích để đạt hiệu quả cao

>>>>>Xem thêm: Mổ ruột thừa nội soi có đau không?

Tập thể dục thường xuyên giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng

3.3. Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Người bệnh cần sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc được ứng dụng phổ biến:

– Thuốc điều trị táo bón: Thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ (như chất xơ hòa tan Fructooligosaccharide), thuốc nhuận tràng thẩm thấu (sorbitol, lactulose…), thuốc nhuận tràng kích thích (bisacodyl),…

– Thuốc điều trị tiêu chảy như loperamide và cholestyramine (còn gọi là chất kết dính acid mật). Các loại thuốc này giúp kiểm soát tiêu chảy nhưng có thể gây ra tình trạng chướng bụng.

– Thuốc kháng acetylcholin và chống co thắt (hyoscine butylbromide, dipropyline…) được sử dụng nhằm làm giảm cơn đau do co thắt ruột. Trong một số trường hợp, thuốc có thể được chỉ định cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên tác dụng phụ có thể gặp của thuốc là: gây táo bón, bí tiểu,…

– Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc: Giúp ức chế hoạt động của các nơron kiểm soát đường ruột. Người bệnh không bị trầm cảm có thể dùng thuốc với liều thấp hơn thông thường.

3.4. Điều trị tư vấn

Việc tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp ích trong các trường hợp: Người bệnh bị trầm cảm hoặc căng thẳng, có xu hướng làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Hội chứng ruột kích thích mức độ nhẹ có thể được kiểm soát thành công nhờ vào việc hạn chế căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống. Với hội chứng ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc và tư vấn. Người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế uy tín, đồng thời tuân thủ chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *