Khi đau ngón tay lò xo, người bệnh gặp khó khăn lúc gập hoặc duỗi ngón tay. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh phải rất cố gắng hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ người xung quanh mới bật được ngón tay. Bệnh ngón tay lò xo tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Cách điều trị khi đau ngón tay lò xo
1. Một số thông tin cần biết về bệnh ngón tay lò xo
Ngón tay lò xo còn được gọi là ngón tay cò súng, là tình trạng viêm bao gân các gân gấp ở ngón tay gây hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm ở hạt xơ, làm cản trở sự di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ. Khi gấp hay duỗi ngón tay đều đau nhức, khó khăn, bệnh nhân phải gắng sức mới bật được ngón tay hoặc phải dùng tay còn lại để kéo tay ra. Hành động này giống như ngón tay có lò xo nên bệnh được đặt tên là ngón tay lò xo.
Triệu chứng của bệnh là đau tại gốc ngón tay, có thể sờ thấy hạt xơ, ấn vào thấy đau nhức. Bên cạnh đó, người bệnh còn đau khi gấp hoặc duỗi ngón tay, khó cử động ngón tay. Ngón tay ở tư thế khóa gấp vào lòng bàn tay hoặc trong tư thế duỗi ra. Khi siêu âm, thấy gân và bao gân gấp ngón tay dày lên, có dịch xung quanh.
2. Nguyên nhân gây đau ngón tay lò xo
Một số nguyên nhân gây đau ngón tay lò xo như sau:
– Một số nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh do sử dụng độ linh hoạt của tay thường xuyên như nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, nhân viên đánh máy, …
– Hậu quả của một số bệnh lý bao gồm:
Viêm khớp dạng thấp
Tiểu đường
Viêm khớp vảy nến
Gout
– Hậu quả của một số chấn thương trước đó
– Một số trường hợp đau ngón tay không tìm ra nguyên nhân chính xác
Người thường xuyên sử dụng độ linh hoạt của tay để làm việc có nguy cơ cao mắc căn bệnh này
3. Triệu chứng đau ngón tay lò xo
3.1. Đau ngón tay lò xo có biểu hiện như thế nào?
Thời gian đầu mắc bệnh, triệu chứng phổ biến là tình trạng ngón cái bật nhẹ không đau và có cảm giác khó chịu khi cử động. Sau một thời gian, bệnh tiến triển và gây ra âm thanh khi bật. Người bệnh bị đau khi ấn vào các khớp ngón tay, các liên đốt gần trong bàn tay. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như sau:
– Khi người bệnh vận động, ngón tay cái khó cử động, bị cố định hoặc mắc kẹt ở tư thế gập.
– Đau vùng gân, cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh cử động, hoạt động cần dùng đến tay.
– Ở những trường hợp bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân cần được người khác hỗ trợ mới kéo thẳng hoặc đưa ngón tay về vị trí ban đầu.
– Ngón tay bị sưng đỏ lên.
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm độ 2
Bệnh ngón tay lò xo gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
3.2. Đau ngón tay lò xo qua 4 cấp độ
Ngoài ra, triệu chứng đau của bệnh ngón tay lò xo có thể phân loại thành 4 cấp độ cụ thể như sau:
– Cấp độ 1: người bệnh cảm nhận rõ cơn đau ở lòng bàn tay, vùng gân gấp ở ngón cái.
– Cấp độ 2: ngón tay bắt đầu có cảm giác bị vướng, khó chịu.
– Cấp độ 3: ngón tay cái bị khóa, khả năng cử động hạn chế.
– Cấp độ 4: ngón tay cái bị khóa cố định, không thể cử động hoàn toàn.
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp tại cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm. Kéo dài thời gian khiến ngón tay lò xo tiến triển thành đau mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như công việc và sinh hoạt thường ngày.
4. Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh ngón tay lò xo
Sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của người bệnh. Dựa vào đó sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bệnh lý này bao gồm điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.
4.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật và không xâm lấn
– Điều trị nội khoa
– Tập bài tập vật lý trị liệu
Các phương pháp trên phù hợp với những người mới mắc bệnh, triệu chứng còn nhẹ. Với bài tập vật lý trị liệu, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín và kiên trì tập luyện. Tránh tự tập ở nhà dẫn đến sai tư thế khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp
Điều trị ngón tay lò xo bằng thuốc là phương pháp phổ biến, đem lại hiệu quả tích cực
4.2. Phương pháp điều trị không phẫu thuật và có xâm lấn
Một phương pháp được áp dụng trong điều trị ngón tay lò xo là tiêm vào gân bị viêm bằng thuốc kháng viêm. Phương pháp này được đánh giá ít tốn kém, dễ thực hiện và ít xâm lấn.
Tuy nhiên, phương pháp tiêm không phù hợp với người bệnh có triệu chứng kéo dài hoặc người bệnh bị tiểu đường, viêm khớp dạng thấp đi kèm.
Tiêm steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như đổi màu da, giảm sắc tố hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để thực hiện.
4.3. Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp như:
– Triệu chứng đau kéo dài nghiêm trọng, đau liên tục
– Các phương pháp điều trị còn lại không đem lại hiệu quả
– Ngón tay lò xo bị khóa bất thường
– Ngón tay lò xo trong thời kỳ sơ sinh
5. Giải đáp bệnh ngón tay lò xo có nguy hiểm không?
Ngón tay lò xo không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
– Giảm hoặc mất khả năng lao động trong các công việc cần nhiều thao tác
– Từ bỏ các môn thể thao yêu thích từ đó ít luyện tập, vận động
– Ngón tay tê liệt khiến người bệnh phải phụ thuộc vào người thân
– Đau nhức tay khiến người bệnh khó chịu, không thể tập trung làm việc, học tập
– Lơ là điều trị khiến bệnh tiến triển thành nhiều bệnh lý xương khớp nghiêm trọng khác
Vì vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh bao gồm đau nhức, khả năng vận động ngón tay suy giảm, tê bì nhức mỏi, … người bệnh cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để đau nhức kéo dài khiến bệnh trở nặng, tốn thời gian và chi phí điều trị.
Để ngăn ngừa bệnh ngón tay lò xo xảy ra, chúng ta nên:
– Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để tránh chấn thương không đáng có
– Tránh bẻ, vặn, xoắn ngón tay
– Những người làm việc cần đến sự linh hoạt của tay cần tập các bài tập để tăng độ dẻo dai
– Bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho xương khớp đầy đủ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.