Cách điều trị nấm tai phổ biến và hiệu quả

Nấm tai là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, đặc biệt tại những vùng khí hậu nóng ẩm. Căn bệnh viêm nhiễm này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Vậy cách điều trị nấm tai thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng?

Bạn đang đọc: Cách điều trị nấm tai phổ biến và hiệu quả

1. Những thắc mắc xung quanh vấn đề điều trị nấm tai

Nấm tai (hay nhiễm trùng tai) là tình trạng viêm nhiễm tai do nấm gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở ống tai ngoài, đôi khi là phần tai giữa.

1.1. Tầm quan trọng của việc chữa nấm tai dứt điểm

Trước hết cần khẳng định, nấm tai là bệnh phổ biến, chiếm 5-10% tổng số ca bệnh viêm tai ngoài. Những người hay bơi lội ở bể bơi công cộng, ao, hồ, người có thói quen lấy ráy tai ở các tiệm cắt tóc gội đầu, phụ nữ bị nấm âm đạo không chữa dứt điểm đều là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Nguyên lý chung là do việc vệ sinh tai mũi họng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi. Đặc biệt khí hậu nóng ẩm của Việt Nam chính là môi trường phát triển lý tưởng của mầm bệnh.

Cách điều trị nấm tai phổ biến và hiệu quả

Nấm tai là bệnh phổ biến, chiếm 5-10% tổng số ca bệnh viêm tai ngoài

Tuy vậy, nhiều người lại xem nhẹ căn bệnh này. Nấm tai nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nhiều biến chứng về sau. Khả năng nghe của bệnh nhân bị giảm sút. Bệnh ủ lâu sẽ kéo theo chứng viêm ống tai, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ,… Việc chữa trị lúc này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nguy hiểm hơn, bệnh chuyển nặng tới ác tính, làm giảm miễn dịch của bệnh nhân, lan rộng toàn thân gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.
Vì những lý do trên, khi có dấu hiệu nấm tai, bệnh nhân cần chữa sớm và chữa dứt điểm, phòng ngừa hệ quả về sau.

1.2. Khi nào cần tới bệnh viện điều trị nấm tai?

Người bị nhiễm trùng tai sẽ có những biểu hiểu rõ ràng, cụ thể. Phổ biến nhất là cảm giác ngứa tai. Cơn ngứa tăng dần khiến người bệnh ngoáy tai liên tục. Kèm theo đó là cảm giác ù tai, nghe kém, nhất là khi bị nấm cả hai bên tai.

Cách điều trị nấm tai phổ biến và hiệu quả

Hình ảnh mô phỏng bệnh nấm tai

Sau 1-2 ngày, các triệu chứng này tăng dần lên. Cảm giác đau nhức và căng tai xuất hiện ngay cả khi bệnh nhân nhai, nuốt. Vùng da tai đỏ lên. Khi tai có hiện tượng chảy dịch, chảy mủ tức là bệnh đã sự thực nghiêm trọng.

Khi người bệnh thấy đau ngứa vùng tai kéo dài không dứt, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và dứt điểm, tránh tái phát về sau.

2. Phòng ngừa và điều trị bệnh nấm ống tai như thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và diệt nấm là những nguyên tắc cơ bản khi phòng và chữa bệnh nấm tai.

2.1. Quy trình điều trị nấm tai

Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên tự ý mua thuốc bên ngoài. Việc chữa không đúng cách khiến bệnh thêm nặng hơn. Thay vào đó, hãy tới cơ sở y tế thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Kiểm tra tổng quát

Tại bệnh viện, ban đầu bác sĩ sẽ khám tổng quát, dùng ống soi để kiểm tra màng nhĩ, ống tai. Song song với thực hiện khám xét, bác sĩ sẽ lấy thông tin về tiền sử bệnh lý để lưu ý các bất thường nếu có. Từ đó chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm tai xương chũm mạn tính

Cách điều trị nấm tai phổ biến và hiệu quả

Bác sĩ dùng ống soi để kiểm tra màng nhĩ, ống tai bệnh nhân

Vệ sinh tai

Trước khi sử dụng thuốc, làm sạch và khô tai là bước tiên quyết để ngăn chặn sự sinh sôi của nấm và phát huy tác dụng của thuốc. Bằng dụng cụ chuyên dụng và cồn, bác sĩ sẽ hút rửa hết những mảnh vụn cùng nấm, dịch tụ ở ống tai và vành tai. Do nấm phát triển nhanh nên quá trình này cần thực hiện liên tục từ 1-3 tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đồng thời bệnh nhân cần giữ tai khô thoáng, tránh nước lọt vào tai tạo điều kiện cho nấm tái phát.

Sử dụng thuốc

Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm tai độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống nấm dạng nhỏ, uống hoặc bôi tùy loại nấm. Thuốc nhỏ tai chuyên dụng có thành phần axit axetic, clotrimazole và fluconazol. Thuốc uống cần có traconazole (Sporanox). Thuốc bôi thường là ketonidazol. Nếu người bệnh có dấu hiệu đau nhức tai, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau như Ibuprofen hay Paracetamol.

Cách điều trị nấm tai phổ biến và hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm họng hiệu quả bảo vệ sức khỏe

Bệnh nhân bị nhiễm trùng tai không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Tuy nhiên có những bệnh nhân bị suy yếu miễn dịch hay có các vấn đề bất thường về sức khỏe mà không thể đáp ứng được các phương pháp trên. Bác sĩ cần chỉ định theo dõi và điều trị tại viện với phác đồ chặt chẽ hơn.

2.2. Những lưu ý về phòng ngừa nấm ống tai

Để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và nấm tai, mọi người cần lưu ý như sau:
– Vệ sinh tai đúng cách, không ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch sẽ
– Không dùng chung dụng cụ vệ sinh tai
– Giữ ống tai luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh bị nước vào
– Không lạm dụng và tự ý dùng thuốc bừa bãi
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm
Nấm tai là bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng nó ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt đáng kể nếu không được chữa khỏi sớm. Mỗi người hãy có cho mình những bí kíp để phòng ngừa và điều trị nấm tai đúng lúc – đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *