Rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Vậy phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
Bạn đang đọc: Cách điều trị rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn
1. Cách điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc
Để phòng tránh bệnh tái phát cũng như gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình để dứt điểm bệnh. Tùy vào tình hình của người bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng một số loại thuốc như:
1.1. Điều trị rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn bằng thuốc Cinnarizin
Cinnarizin là loại thuốc kháng histamin H1, được chỉ định để điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình bao gồm choáng váng, chóng mặt và ù tai. Ngoài ra, thuốc này cũng có thể kiểm soát các cơn say tàu xe, điều trị chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên và đau nửa đầu.
Tuy nhiên, Cinnarizin sẽ gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần uống thuốc sau khi ăn no để làm giảm các triệu chứng này.
1.2. Điều trị rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn bằng thuốc Vinpocetin
Đây là loại thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh được chỉ định điều trị nhiều bệnh, trong đó có rối loạn tiền đình và các bệnh lý khác về mạch máu não. Nhưng Vinpocetin sẽ làm hạ huyết áp và khiến tim đập nhanh. Vì thế, người bệnh nên uống thuốc sau bữa ăn và cho bác sĩ biết nếu bệnh tình không được cải thiện hay chuyển biến xấu đi.
1.3. Điều trị rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn bằng thuốc Flunarizine
Thuốc Flunarizine có tác dụng giúp phòng ngừa và điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình, giảm đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não,… Mặc khác, Flunarizine có thể làm gia tăng triệu chứng trầm cảm và buồn ngủ, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và làm gia tăng bệnh Parkinson. Vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
1.4. Ginkgo biloba
Ginkgo biloba có chứa nhiều terpenoid (giúp cải thiện lưu thông máu) và flavonoid (một hợp chất chống oxy hóa mạnh). Chúng sẽ làm giảm độ “dính” của tiểu cầu và giãn mạch máu nên được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình.
1.5. Acetyl-DL-leucine
Acetyl-DL-leucine là hoạt chất có tác dụng điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Loại thuốc này cũng được dùng để điều trị chứng chóng mặt không rõ nguyên nhân như chóng mặt sau phẫu thuật hay sau chấn thương,…
Acetyl-DL-leucine có tương tác với một số loại thuốc khác. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc hiện đang sử dụng.
Lưu ý, các loai thuốc trên chỉ có tính tham khảo. Để chọn được loại thuốc phù hợp và cách sử dụng, bạn nên thăm khám tại các chuyên khoa nội thần kinh uy tín.
2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống
Khi điều trị bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giàu sắt, axit folic, chất xơ và các loại vitamin cần thiết như vitamin A, B6, C, D, E. Các dưỡng chất này thường có trong rau củ quả, trái cây, các loại hạt và đậu, các loại thịt, cá, trứng, sữa,…
Tìm hiểu thêm: Những hệ lụy từ bệnh tai biến mạch máu não liệt nửa người
Ngoài ra, người bệnh cần uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần tỉnh táo và hạn chế tình trạng mất nước. Tuyệt đối không được bỏ bữa để cơ thể không bị tụt huyết áp, mệt mỏi và chóng mặt.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm như:
– Đồ uống có cồn, có ga như bia, rượu,…
– Các chất kích thích bao gồm cà phê và thuốc lá
– Thực phẩm chứa axit amin Tyramine như gan gà, rượu vang đỏ, thịt xông khói,…
– Thực phẩm giàu chất béo, quá ngọt hay quá mặn như sữa dừa, bánh kem, kem bơ, mỡ động vật,…
2.2. Thay đổi thói quen sống
Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh thói quen sống để cải thiện các triệu chứng như:
– Kê cao gối khi ngủ để máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy làm khó thở.
– Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, gây hoa mắt và giảm khả năng tập trung.
– Không đứng lên, ngồi xuống hay thay đổi tư thế đột ngột vì có thể gây ra tình trạng mất thăng bằng, thậm chí là té xỉu.
– Nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh và thoáng mát khi thấy chóng mặt, mất thăng bằng. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế trèo cao và lái xe khi thấy người không khỏe.
– Đối với người bệnh làm việc văn phòng thì nên tránh làm việc trước máy tính trong thời gian dài. Sau 1 – 2 tiếng làm việc nên đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để hạn chế mất ngủ liên tục?
2.3. Tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng
Ngoài ra, các bài tập là phần không thể thiếu khi điều trị rối loạn tiền đình đau đầu chóng mặt buồn nôn. Người bệnh có thể thực hiện những bài tập như:
– Yoga
Các bài tập yoga sẽ giúp người bệnh thư giãn, giữ cân bằng cho cơ thể, làm tăng cường sức khỏe và rèn luyện sự tập trung rất tốt.
– Bài tập cho mắt
Người bệnh hãy nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào vật thể ở phía trước mặt. Có thể di chuyển chậm nhưng phải giữ điểm nhìn ở vật thể để làm tăng độ hiệu quả cho bài tập.
– Bài tập cho cổ và đầu
Ngửa và gập đầu lên xuống, trái phải ngược chiều kim đồng hồ. Người bệnh cũng có thể giữ đầu và cằm, sau đó vặn nhẹ đầu sang bên phải rồi sang bên trái.
– Bài tập vẩy tay
Bài tập này có thể hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt bằng cách đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai. Sau đó, giơ tay lên trước mặt và vung thật mạnh tay ra phía sau.
– Bài tập nằm nghiêng
Ngồi thẳng lưng, quay mặt sang phải một góc 45 độ. Tiếp theo từ từ nằm xuống, đầu vẫn giữ nguyên. Nếu đang quay đầu bên phải thì ngả người sang trái. Sau đó đổi bên và thực hiện lại động tác này.
Ngoài ra, người bệnh có thể chạy bộ và đi bộ trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. Việc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Hi vọng những thông tin tham khảo trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách điều trị giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn do bệnh tiền đình cũng như phòng tái phát. Hãy chủ động đi khám nội thần kinh để được thăm khám và điều trị hiệu quả.