Cách điều trị sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

Do đặc điểm cấu tạo của niệu quản dài và hẹp nên rất dễ kẹt lại sỏi. Vậy sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang có dấu hiệu nhận dạng thế nào? Có phương pháp nào khắc phục triệt để tình trạng này hay không? Người bệnh cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cách điều trị sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

1. Sỏi niệu quản sát thành bàng quang là gì?

Niệu quản là một “đường ống” hẹp và dài khoảng 25cm với nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Càng về đoạn cuối niệu quản càng hẹp, chỉ khoảng từ 2mm đến 4mm. Do đó, sỏi hay mắc kẹt tại khu vực cuối niệu quản gần với bàng quang hay chính là sỏi niệu quản sát thành bàng quang(sỏi niệu quản 1/3 dưới).

Sỏi niệu quản là các khoáng chất và tinh thể cứng trong nước tiểu tích tụ một thời gian dài liên kết với nhau tạo thành khối cứng. Sỏi niệu quản có thể là sỏi niệu quản 1/3 trên – sỏi ở gần khu vực thận, sỏi niệu quản 1/3 giữa – sỏi ở giữa niệu quản hoặc sỏi niệu quản 1/3 dưới – sỏi ở sát thành bàng quang.

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang nằm ở khu vực nối giữa niệu quản và bàng quang(có hình một chiếc van hướng cong về bàng quang để tránh trào ngược nước tiểu), đây cũng là một trong những khu vực hẹp nhất của hệ tiết niệu. Do đó, đường nước tiểu khi bị chặn lại dễ tắc ứ nên dấu hiệu nhận biết của bệnh cũng rõ ràng hơn.

Cách điều trị sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

Sỏi niệu quản ở thành bàng quang là sỏi ở vị trí sát đầu nối niệu quản và bàng quang

2. Dấu hiệu nhận biết và những biến chứng nguy hiểm khó lường

2.1 Dấu hiệu sỏi niệu quản ở đoạn sát thành bàng quang

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang có dấu hiệu tương tự như các loại sỏi tiết niệu khác, tuy nhiên dấu hiệu thường rõ ràng hơn. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải những tình trạng sau:

– Đau bụng, đau hông lưng hoặc đau quặn thận

– Đi tiểu nhiều lần: tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng nhiều cơn… Thậm chí là đi tiểu ra máu.

– Nước tiểu có mùi khai nồng, màu nước tiểu đậm

– Sốt và ớn lạnh, buồn nôn

2.2 Biến chứng sỏi niệu quản ở đoạn sát thành bàng quang

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm bởi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hệ tiết niệu, đồng thời cũng dẫn tới khả năng niệu quản bị giãn do quá tải nước tiểu ứ đọng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến vỡ thận, nguy hiểm đến tính mạng. Những biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản có thể kể đến như:

– Tắc nghẽn đường tiểu, gây thận ứ nước, giãn đài bể thận

– Nhiễm khuẩn ngược dòng về thận

– Nhiễm trùng đường niệu gây viêm nhiễm

– Chức năng của thận – tiết niệu bị ảnh hưởng hoặc suy giảm

– Suy thận cấp và mạn tính

Tìm hiểu thêm: Thuốc giãn cơ trơn niệu quản sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu

Cách điều trị sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

Sỏi niệu quản sát bàng quang nếu để kéo dài gây thận ứ nước, giãn đài bể thận dẫn tới suy thận

3. Cách điều trị sỏi niệu quản sát thành bàng quang

Sỏi niệu quản ở sát thành bàng quang tuy nguy hiểm nhưng với vị trí này, sỏi dễ đào thải hơn, việc điều trị cũng dễ hơn nếu được phát hiện sớm. Bởi sỏi ở gần bàng quang, việc tiếp cận và điều trị sỏi với laser cũng thuận tiện hơn.

3.1 Điều trị bằng thuốc

Tùy vào thể trạng và tình trạng của từng bệnh nhân, sau khi thực hiện những xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị nội khoa cho bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể dễ đào thải sỏi ra bên ngoài. Can thiệp nội khoa kết hợp với ăn uống, sinh hoạt điều độ giúp người bệnh thoát sỏi nhanh hơn.

Những nhóm thuốc có thể được chỉ định trong điều trị sỏi niệu quản sát thành bàng quang bao gồm: thuốc tan sỏi, thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng đào thải của sỏi.

Tuy nhiên, thuốc chỉ làm kìm hãm sự phát triển của sỏi và hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài mà không làm sỏi biến mất. Do đó nếu dùng kéo dài nhiều năm sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn” thuốc, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng gan của người bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng loại thuốc khác chỉ định hoặc sử dụng đông y, thực phẩm chức năng để thay thế. Nếu sử dụng quá liều, không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc.

3.2 Điều trị Tán sỏi công nghệ cao bằng laser

Để điều trị sỏi với tán sỏi laser, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và tiến hành một số xét nghiệm và tư vấn với bác sĩ để đánh giá mức độ phù hợp. Đối với sỏi niệu quản sát thành bàng quang, phương pháp tối ưu nhất là Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

Điều trị sỏi niệu quản sát thành bàng quang với tán sỏi laser là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay vì những ưu điểm vượt trội so với mổ mở truyền thống. Phương pháp này không can thiệp mổ mở, trực tiếp điều trị thông qua đường tiểu tự nhiên bằng cách đưa công cụ nội soi và dây laser từ niệu đạo, qua bàng quang đến niệu quản và tán vỡ sỏi.

Cách điều trị sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

>>>>>Xem thêm: Suy thận độ 1 có hồi phục không?

Tán sỏi ngược dòng trực tiếp điều trị thông qua đường tiểu tự nhiên bằng cách đưa công cụ nội soi và dây laser từ niệu đạo, qua bàng quang đến niệu quản và tán vỡ sỏi.

Hiện nay, phương pháp điều trị với sỏi niệu quản bằng tán sỏi nội soi ngược dòng đang rất phổ biến và dần thay thế cho mổ mở truyền thống. Bởi tính an toàn của laser, không xâm lấn cơ thể nên nhiều bệnh nhân chủ động tìm hiểu và lựa chọn cơ sở để điều trị tán sỏi nội soi. Những ưu điểm nổi bật của phương pháp này có thể kể đến như:

– Không xâm lấn: không đau, không tổn hại chức năng cơ thể, không có sẹo mổ, đảm bảo tính thẩm mĩ.

– Thời gian phục hồi nhanh chóng sau điều trị.

– Hiệu quả điều trị cao, ít biến chứng sau điều trị(không nhiễm trùng, chảy máu…)

– Rút ngắn tối đa thời gian lưu viện, tối đa 24 giờ.

– Áp dụng được với nhiều loại sỏi khác nhau, điều trị sạch sỏi sau 1 lần điều trị.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến người bệnh những thông tin cơ bản về bệnh sỏi niệu quản sát thành bàng quang và phương hướng để điều trị căn bệnh này. Ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên điều trị sớm để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *