Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay

Cách điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí, kích thước và cả thể trạng sức khỏe của người bệnh. Vậy hiện nay có những cách điều trị sỏi niệu quản nào hiệu quả?

Bạn đang đọc: Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay

1. Vì sao cần có cách điều trị sỏi niệu quản phù hợp, kịp thời

Sỏi niệu quản chiếm đến 28% tổng số ca sỏi tiết niệu. Nguyên nhân gây sỏi niệu quản chủ yếu do sỏi thận di chuyển xuống và kẹt lại tại niệu đạo.

Sỏi niệu quản nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1.1. Sỏi niệu quản sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sỏi di chuyển trong ống niệu quản, cọ xát làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Từ đó làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nhiễm trùng. Phần nhiễm trùng nhanh chóng lây lan đến thận và xuống bàng quang gây viêm đường tiết niệu. Nhận biết viêm đường tiết niệu cấp tính, người bệnh có những biểu hiện sốt cao, ớn lạnh và đau thắt vùng lưng và bụng dưới.

Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay

Sỏi niệu quản chiếm đến 28% tổng số ca sỏi tiết niệu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1.2. Sỏi niệu quản sẽ gây ứ nước tại thận, giãn đài bể thận

Ống niệu quản có chức năng dẫn nước tiểu đi từ thận xuống bàng quang. Một khi sỏi niệu quản to gây bít tắc khiến cho nước tiểu không lưu thông được. Nước tiểu bị giữ lại tại thận gây ứ nước tại thận. Tình trạng nếu kéo dài dẫn đến giãn đài bể thận và gây mất chức năng thận.

1.3. Biến chứng nguy hiểm là suy thận cấp, suy thận mạn tính

Những biến chứng như viêm nhiễm đường tiết niệu, ứ nước tại thận, giãn đài bể thận nếu không có cách điều trị sỏi niệu quản kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.

– Suy thận cấp tính là tình trạng sỏi gây tắc hoàn toàn đường thoát nước tiểu dẫn đến chứng vô niệu.

– Suy thận mạn tính là các tổn thương tế bào thận không hồi phục.

2. Cách điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc hay còn gọi là điều trị nội khoa

Đây là cách điều trị được ưu tiên khi sỏi kích thước nhỏ, vị trí gần bàng quang. Đồng thời áp dụng với sỏi có bề mặt nhẵn, thường có 1 viên.

Cách điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc ưu tiên giúp sỏi tự đào thải ra khỏi cơ thể, kết hợp chế độ ăn uống chống tạo sỏi và tăng cường uống nước. Nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị sỏi bao gồm:

– Nhóm thuốc giúp người bệnh giảm đau, chống viêm. Nhóm thuốc này giúp xoa dịu những cơn đau và khó chịu do sỏi gây ra. Đồng thời giúp chống viêm nhiễm do sỏi di chuyển tạo ra những tổn thương niêm mạc niệu quản.

– Nhóm thuốc làm giãn cơ trơn niệu quản. Thuốc giúp chống co thắt niệu quản, nhờ đó viên sỏi có thể dễ dàng di chuyển hơn.

– Nhóm thuốc giúp giảm nồng độ các khoáng chất có trong nước tiểu.

– Nhóm thuốc giúp lợi tiểu, tăng cường nước tiểu lưu thông.

– Nhóm thuốc kháng sinh, giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu nếu có.

Lưu ý: Điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc mà hãy chủ động thăm khám để được kết luận chính xác về tình trạng bệnh. Khi đó, bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và chỉ định đúng đơn thuốc.

Tìm hiểu thêm: Xem ngay triệu chứng bị sỏi thận là như thế nào?

Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay

Điều trị sỏi niệu quản nội khoa ưu tiên trong trường hợp sỏi nhỏ, chưa có biến chứng.

3. Cách điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi công nghệ cao

Nếu như trước đây muốn loại bỏ sỏi tiết niệu đều phải phẫu thuật mổ mở gây nhiều đau đớn, dễ nhiễm trùng thì hiện nay các phương pháp tán sỏi công nghệ cao ra đời là bước đột phá trong điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả và an toàn.

3.1. Cách điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp này áp dụng tán sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên, kích thước dưới 1,5cm. Với các sỏi vị trí sát thận, kích thước dưới 1cm.

Sỏi niệu quản được tán vỡ bởi năng lượng sóng xung kích hoặc năng lượng laser. Sau đó các mảnh sỏi sẽ được đào thải qua đường nước tiểu dưới sự hỗ trợ của một số loại thuốc. Phương pháp này không xâm lấn, không can thiệp đến cơ thể. Do vậy tránh được tối đa biến chứng, nhiễm trùng. Đặc biệt, tán sỏi ngoài cơ thể không gây ra sẹo nên đảm bảo tính thẩm mỹ. Tán sạch sỏi nhanh chóng, bệnh nhân không cần nằm viện, ra về ngay trong ngày.

3.2. Điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Phương pháp này được chỉ định điều trị sỏi niệu quản ⅓ trên với kích thước dưới 1,5cm.

Được thực hiện bằng cách bác sĩ rạch một đường trên da tại vị trí lưng với kích thước chỉ từ 0,5 – 1cm. Sau đó tạo một đường hầm nhỏ tới vị trí có sỏi. Thiết bị máy nội soi sẽ được đưa qua đường hầm nhỏ này. Năng lượng laser trên thiết bị nội soi giúp tán vỡ sỏi thành nhiều mảnh. Sau đó sẽ hút rửa ra ngoài theo đường hầm. Cuối cùng, bác sĩ đặt một ống thông JJ từ thận xuống bàng quang giúp quá trình lưu thông nước tiểu dễ dàng hơn. Ống thông được rút ra theo chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi này là ít xâm lấn, vết rạch chỉ 0.5 đến 1cm. Bệnh nhân nhanh hồi phục, chỉ cần lưu viện 3 ngày để theo dõi.

3.3. Cách điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng

Phương pháp này điều trị sỏi niệu quản đoạn ⅓ giữa và đoạn ⅓ dưới.

Thực hiện tán sỏi ngược dòng theo đường tự nhiên có nhiều ưu điểm: Không có vết mổ, bệnh nhân ít đau và chỉ phải lưu viện trong một ngày.

Cách thực hiện như sau: Bác sĩ thực hiện đưa ống nội soi qua đường tự nhiên, qua niệu đạo, bàng quang lên niệu quản. Năng lượng laser từ thiết bị nội soi sẽ phá vỡ viên sỏi niệu quản. Sau đó các mảnh vụn sỏi được hút ra ngoài theo đường dẫn trước đó.

Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay

>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật lấy sỏi qua da trong điều trị sỏi thận – tiết niệu

Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI

4. Dự phòng tái phát sỏi niệu quản sau điều trị

Sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng có đặc điểm dễ tái phát. Do đó, dự phòng tái phát sỏi sau điều trị rất quan trọng.

Để đề phòng sự tái phát của sỏi niệu quản bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau:

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, trung bình nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày.

– Từ bỏ thói quen xấu là nhịn tiểu.

– Thực đơn thức ăn nên bổ sung nhiều rau, củ, quả tươi; hạn chế thức ăn chế biến sẵn, hạn chế đường, muối, nước ngọt,…

Sỏi niệu quản là bệnh thường gặp và nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Do đó trang bị kiến thức về cách điều trị sỏi niệu quản hiện nay giúp bạn chủ động thăm khám, phát hiện sớm bệnh để có phương án điều trị hợp lý, cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *