Cách điều trị sỏi thận to cho người sợ đau

Trước đây để loại bỏ hoàn toàn sỏi thận có kích thước lớn, người bệnh sẽ phải mổ rạch da vì qua đó các bác sĩ mới có thể tiếp xúc trực tiếp với sỏi.

Bạn đang đọc: Cách điều trị sỏi thận to cho người sợ đau

Cách này gây nhiều đau đớn khiến hầu hết bệnh nhân sợ hãi, thậm chí có người “thà chết” chứ không chịu mổ vì quá sợ. Tuy nhiên hiện tại đã có tán sỏi ngoài cơ thể rất nhẹ nhàng, giải tỏa nỗi sợ đó.

Cách điều trị sỏi thận to cho người sợ đau
Tán sỏi ngoài cơ thể không mổ, chỉ sử dụng sóng xung kích từ bên ngoài làm vỡ sỏi.

Ai mà chẳng sợ đau!

Anh N.V. Phú (41 tuổi, Hà Nội) đi khám sau một thời gian thấy đau nhiều vùng thắt lưng. “Bác sĩ xem phim chụp bảo hai bên đều có sỏi to, xấp xỉ 10mm. Trước đó đã từng mổ một lần rồi nên tôi sợ lắm, cứ nghĩ lần này mà phải mổ tiếp nữa thì…” Vì thế khi được bác sĩ giới thiệu về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không hề động dao kéo, không đau, anh rất mừng. Sau 2 lần tán sỏi ngoài cơ thể, với mỗi lần tán 1 viên sỏi ở mỗi bên thận, các mảnh sỏi vụn sau khi tán được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Khi tái khám tại bệnh viện vào 10 ngày sau, thận của anh Phú đã không còn dấu hiệu của sỏi.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp bị tuyến giáp có uống được hà thủ ô không?

Cách điều trị sỏi thận to cho người sợ đau
Bệnh nhân thoải mái tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, không đau, tán xong về nhà luôn.

Cùng có nỗi sợ phải mổ như anh Phú, cô P.T. Hải (53 tuổi) lặn lội từ Lạng Sơn xuống Hà Nội để điều trị ngay khi biết có tán sỏi ngoài cơ thể. Chia sẻ với chúng tôi về trường hợp của cô Hải, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho biết: “Bệnh nhân nghe nói tán sỏi ngoài cơ thể không phải mổ, không đau nên có nguyện vọng được chữa sỏi bằng phương pháp này.”

Viên sỏi thận khiến cô Hải thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau tức, khó chịu nhưng từ khi nằm lên bàn tán sỏi thì thấy nhẹ nhàng, không đau nữa. “Tán rất nhẹ nhàng, không tưởng tượng ra được nhẹ nhàng như thế này. Chứ mọi người cứ bảo đi mổ cô sợ lắm.”

Cách điều trị sỏi thận to cho người sợ đau

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân xuất huyết tuyến yên

Phim chụp trước – sau khi tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi đã sạch chỉ sau 1 lần tán.

Nói về các trường hợp như anh Phú, cô Hải, bác sĩ Huyên nhận định đây là tâm lý sợ đau, sợ phải mổ rất phổ biến ở nhiều người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên đừng để nỗi sợ này trở thành trở ngại khiến bạn trì hoãn việc chữa sỏi, dẫn tới hậu quả khó lường. Sự xuất hiện của tán sỏi ngoài cơ thể không mổ, không đau, không nằm viện đã giúp nhiều người bệnh chủ động xử lý sỏi sớm ngay khi vừa phát hiện bệnh.

Tán sỏi ngoài cơ thể – làm sạch sỏi thận nhẹ nhàng nhất hiện nay

Vì phương pháp này không gây xâm lấn, nghĩa là bệnh nhân thậm chí còn không có một vết xước nào trong quá trình điều trị nhưng vẫn có thể loại bỏ được sỏi.

Vậy tán sỏi ngoài cơ thể sẽ làm sạch sỏi thận to như thế nào?

Theo bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên thì tán sỏi ngoài cơ thể là tán sỏi gián tiếp, sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi, sau đó các mảnh vụn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Sóng xung kích chỉ tác động đến sỏi, không ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận nên rất an toàn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước, vị trí, độ mềm/ rắn của viên sỏi để xác định nguồn năng lượng sóng xung kích phù hợp.

Tán sỏi ngoài cơ thể thường áp dụng với sỏi thận 2cm, sỏi san hô cứng và phức tạp.”

Vì sao tán sỏi ngoài cơ thể xong có thể về nhà luôn?

Tán sỏi ngoài cơ thể không mổ nên không cần gây mê/gây tê, người bệnh không đau nên có thể về luôn, không cần nằm viện. Nhờ đó công việc, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân không bị ảnh hưởng, không cần phải nghỉ làm dài ngày. Đặc biệt tiện lợi với các khách hàng ở nhiều tỉnh thành như Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái…sáng xuống Hà Nội để tán sỏi ngoài cơ thể, trưa đã có thể về.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu càng điều trị sớm càng đơn giản và nhanh chóng. Đừng tự mạo hiểm sức khỏe của chính mình vì sợ đau, khi đã có giải pháp tối ưu giúp bạn làm sạch sỏi không cần mổ, không đau, không cần nằm viện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *