Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ chuẩn xác với thuốc hạ sốt

Trong 3 – 5 ngày đầu, trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp,…. Nỗ lực giảm những triệu chứng khó chịu này, nhiều phụ huynh tự ý tăng liều dùng mỗi lần hoặc tăng số lần dùng, dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc hạ sốt ở trẻ. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ với thuốc hạ sốt chuẩn xác nhất, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ chuẩn xác với thuốc hạ sốt

1. Dùng sai Paracetamol nguy hiểm như thế nào?

1.1. Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định trong điều trị sốt xuất huyết

Ở thời điểm hiện tại, bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dù điều trị nội trú hay ngoại trú, điều trị sốt xuất huyết cũng chỉ là điều trị hỗ trợ, trong đó sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau để hạ sốt, giảm đau cho trẻ là một trong những nội dung chính.

Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định trong điều trị triệu chứng sốt xuất huyết. Paracetamol tác động trực tiếp lên các trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi, làm tăng sự tản nhiệt của cơ thể thông qua giãn mạch và tiết mồ hôi. Paracetamol còn ức chế enzym cyclooxygenase – chất tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin, hoạt chất trung gian gây sốt, đau,… của hệ thần kinh trung ương, thay vì tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, nên giúp hạ sốt, giảm đau an toàn, không tác dụng phụ.

Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ chuẩn xác với thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định trong điều trị triệu chứng sốt xuất huyết là Paracetamol.

Trong điều trị triệu chứng sốt xuất huyết, Aspirin, Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác chống chỉ định vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chức năng tiểu cầu, chảy máu trong ở trẻ. Đồng thời, nhóm thuốc này còn ức chế COX-1 trong mô cơ thể nên dễ gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, ví dụ điển hình như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng…

1.2. Dùng sai Paracetamol có thể làm tăng men gan

Khi bố mẹ sử dụng Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, paracetamol sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thấy sốt không hạ, đã tự ý tăng liều dùng Paracetamol mỗi lần hoặc tăng số lần dùng Paracetamol so với khuyến cáo. Hậu quả của sự liều lĩnh này là trẻ bị tăng men gan; thậm chí là suy gan, trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Tăng men gan là dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm hoặc tổn thương tế bào gan. Bởi khi các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương, một lượng lớn hơn bình thường hóa chất, bao gồm cả men gan (như ALT, AST, GGT, ALP) sẽ rò rỉ vào máu.

Một trong những nguyên nhân gây tăng men gan là thói quen tự ý dùng thuốc, trong đó có thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol.

Nếu chỉ số men gan tăng nhẹ, không quá 2 lần so với giới hạn bình thường thì cơ thể của người bệnh chưa biểu hiện những triệu chứng rõ rệt (và tình trạng này chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu). Song, nếu chỉ số men gan tăng từ 5 lần so với giới hạn bình thường, thì các triệu chứng điển hình của tình trạng tăng men gan sẽ biểu hiện rõ ràng. Theo đó, khi dùng quá liều Paracetamol, trong vài giờ, hầu hết trẻ không có triệu chứng bất thường. Sau khoảng thời gian đó, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn và nôn; cảm thấy không khỏe; chán ăn, ăn không ngon; đau bụng; tiêu chảy

Tìm hiểu thêm: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ chuẩn xác với thuốc hạ sốt

Chỉ xét nghiệm máu mới phát hiện được tình trạng tăng men gan.

Vào thời điểm bố mẹ nhận thấy có điều gì đó không ổn ở trẻ, gan trẻ đã tổn thương nghiêm trọng. Bởi thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc Paracetamol, trẻ cần được điều trị sớm. Điều đó sẽ giúp trẻ hồi phục mà không gặp vấn đề sức khỏe lâu dài. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ tăng men gan có thể suy gan nhanh chóng.

2. Đâu là cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ với thuốc hạ sốt Paracetamol an toàn?

Để tránh sử dụng quá liều Paracetamol trong điều trị sốt xuất huyết bố mẹ cần thực hiện các lưu ý sau:

– Giữ thuốc ngoài tầm với của trẻ.

– Biết liều lượng chính xác của trong chế phẩm bố mẹ sử dụng cho trẻ: Paracetamol được tìm thấy trong hơn 600 thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC), bao gồm thuốc trị dị ứng, thuốc cảm, thuốc trị đau đầu,… Bố mẹ không bao giờ được sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau cho trẻ nếu cả hai đều chứa Paracetamol. Ví dụ, không dùng chung Codein chứa Paracetamol và thuốc cảm chứa Paracetamol.

– Trước khi cho trẻ dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Không dùng nhiều hơn chỉ dẫn, ngay cả khi trẻ vẫn còn sốt, còn đau. Liều khuyến cáo của Paracetamol cho trẻ sốt xuất huyết là: 10 – 15mg/kg/lần (dùng chỉ và chỉ khi trẻ sốt từ 38.5 độ C), 4 – 6 giờ/lần, 1 ngày không quá 4 lần. Ngay cả khi bố mẹ tuân thủ liều khuyến cáo, cũng không nên dùng Paracetamol liên tiếp quá 10 ngày để giảm đau và 3 ngày để giảm sốt. Trong trường hợp trẻ vẫn cảm thấy không ổn, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám.

Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ chuẩn xác với thuốc hạ sốt

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?

Hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì có chứa Paracetamol, nếu trẻ có bệnh gan.

Trường hợp trẻ bị bệnh gan, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì có chứa Paracetamol. Bởi trong những trường hợp này, ngay cả liều khuyến cáo cũng có thể khiến gan trẻ bị tổn thương nghiêm trọng.

Tóm lại, Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau duy nhất được chỉ định trong điều trị sốt xuất huyết. Mặc dù vậy, dùng quá liều Paracetamol vẫn gây hại nghiêm trọng cho cơ thể trẻ. Cụ thể là khiến trẻ tăng men gan và suy gan. Chính vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng 10 – 15mg/kg/lần sử dụng, 2 lần dùng cách nhau không dưới 4 – 6 giờ, một ngày không dùng quá 4 lần, không dùng quá 10 ngày liên tục để giảm đau và 3 ngày liên tục để hạ sốt. Trẻ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém Paracetamol nên được thăm khám và điều trị với chuyên gia càng sớm càng tốt.

Phía trên là hướng dẫn sử dụng Paracetamol hạ sốt, giảm đau trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước sốt xuất huyết. Để biết thêm các thông tin khác về cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *