Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn

Khúc xạ là tình trạng rối loạn ở mắt, xảy ra khi mắt không thể thu được các hình ảnh rõ ràng trên võng mạc. Người mắc các tật khúc xạ thường khó nhìn được đồ vật ở quá gần, quá xa hoặc nhìn mờ. Đối với trẻ em, khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ gặp nhiều cản trở trong sinh hoạt, học tập và khám phá thế giới xung quanh. Hãy cùng tìm hiểu về cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em ngay sau đây!

Bạn đang đọc: Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn

1. Tật khúc xạ ở mắt là gì?

Mắt là cơ quan cảm giác đạc biệt trong cơ thể, cho phép con người có thể nhận biết mọi vật trước mắt thông qua hình dáng, kích thước, màu sắc… Ở trạng thái bình thường, ánh sáng đi qua nhãn cầu và hội tụ tại võng mạc bởi giác mạc và thủy tinh thể, tạo thành các hình ảnh sắc nét và truyền về vỏ não. Thông qua đó, mọi người có thể nhìn rõ đồ vật ở trước mắt trong khoảng cách phù hợp. Khúc xạ xảy ra khi mắt không thể hội tụ đúng hình ảnh trên võng mạc, khiến người mắc phải tình trạng này thường xuyên nhìn mờ, khó nhìn vật ở trước mắt.

Trẻ em là đối tượng hàng đầu với tỷ lệ mắc tật khúc xạ rất lớn. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, khả năng học tập, tiếp thu của trẻ. Thậm chí, trong thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ trẻ hóa hơn, cho thấy đây là vấn đề đáng báo động.

Các tật khúc xạ ở mắt thường gặp ở trẻ em cụ thể là:

– Cận thị: Xảy ra khi hình ảnh hội tụ ở trước võng mạc, khiến trẻ chỉ có thể nhìn thấy vật ở gần, khó nhìn thấy vật ở xa.

– Viễn thị: Xảy ra khi hình ảnh hội tụ sau võng mạc, khiến mắt của trẻ chỉ có thể nhìn thấy rõ vật ở xa, khó nhìn được vật ở gần.

– Loạn thị: Giác mạc cong bất thường khiến thị lực bị móp méo, hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho trẻ thường xuyên nhìn mờ, nhìn bị nhòe vật ở trước mắt.

Khi bị tật khúc xạ, trẻ thường không nhìn rõ mọi vật và hay mỏi, nhức mắt. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện cho quá trình sinh hoạt của trẻ và trong một số trường hợp có thể dẫn tới lác, nhược thị.

Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn

Khúc xạ xảy ra khi mắt không thể hội tụ đúng hình ảnh trên võng mạc

2. Nguyên nhân gây tật khúc xạ

Tình trạng khúc xạ mắt ở trẻ có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân như sau:

– Mắt điều tiết quá nhiều: Việc trẻ tập trung nhìn gần trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết nhiều, dẫn tới tình trạng mỏi mắt và dễ mắc các tật khúc xạ.

– Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi học hay học tập trong môi trường thiếu ánh sáng cũng là tác nhân khiến mắt dễ bị nhức mỏi, điều tiết nhiều gây khúc xạ.

– Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng các cơ quan nhãn khoa cũng có thể khiến sức khỏe thị lực của trẻ giảm sút.

– Tiếp xúc với thiết bị điện tử: Máy tính, điện thoại, Ipad… được sử dụng trong thời gian dài có chứa ánh sáng xanh, thu hút sự chú ý cao độ của mắt và gây mỏi, nhức mắt.

– Di truyền: Trục nhãn cầu dài hoặc ngắn hơn so với bình thường, mắt to hơn khiến việc hội tụ hình ảnh trước võng mạc bị ảnh hưởng và gây khúc xạ.

– Tổn thương ở mắt: Một số chấn thương vùng mắt hoặc do trẻ tiếp xúc với tia UV trong ánh mặt trời thời gian dài cũng có thể dẫn tới khúc xạ mắt.

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng trẻ mà đưa ra phương án xử trí, cách điều trị phù hợp để trẻ có thể nhanh chóng hồi phục thị lực.

Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn

Sử dụng nhiều thiết bị điện tử, ngồi học sai tư thế có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao

3. Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em

3.1. Đeo kính gọng

Đeo kính là giải pháp phổ biến nhất, thường được áp dụng hiện nay để cải thiện thị lực cho trẻ em mắc tật khúc xạ. Kính sẽ giúp điều chỉnh hình ảnh thu được tại đúng vị trí trên giác mạc, giúp trẻ có thể nhìn rõ vật ở xa, gần hoặc hạn chế tình trạng mờ, nhòe. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định độ cận, viễn hay loạn thị ở trẻ để có thể lựa chọn kính với độ phù hợp, giúp trẻ có tầm nhìn tối ưu. Việc sử dụng kính giúp hồi phục khả năng nhìn đồ vật của trẻ trong tức thì, chi phí phù hợp, tủy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế do có thể gây vướng víu, mất thẩm mỹ đối với trẻ nhỏ.

4.2. Đeo kính Ortho K

Ortho K là một loại kính áp tròng cứng, được thiết kế để có thể đeo qua đêm khi ngủ nhằm giúp trẻ điều chỉnh tạm thời hình dáng của giác mạc về trạng thái bình thường, giúp mắt nhìn rõ vào ngày hôm sau khi tháo kính. Kính Ortho K là giải pháp tối ưu trong việc khắc phục tình trạng khúc xạ mắt ở trẻ em hiện nay. Loại kính này có ưu điểm cao về tính nhỏ gọn, tiện lợi và thẩm mỹ đối với trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm: 5 lưu ý quan trọng khi làm tròng kính khoan

Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn

Đeo kính gọng hoặc kính Ortho K là các cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em thường được áp dụng hiện nay

4. Phòng ngừa khúc xạ cho trẻ

Tật khúc xạ tuy không phải là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ. Do vậy, để ngăn ngừa trẻ mắc phải tình trạng này, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

– Đảm bảo nơi học tập của trẻ có đủ ánh sáng, hướng đèn tốt cho việc đọc sách nhất là chiếu sáng từ sau, từ trên xuống, đối nghịch với bên tay thuận.

– Kích thước bàn ghế để trẻ ngồi học phải phù hợp với chiều cao để tránh phải cúi hay gập người khi học.

– Điều chỉnh tư thế ngồi đúng cho trẻ: Thẳng lưng, hai chân để xuống nền nhà và đầu cúi xuống khoảng 10-15 độ.

– Cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ thông qua các bữa ăn giàu dinh dưỡng, thực phẩm tươi xanh lành mạnh, đủ nước.

– Hạn chế sử dụng đồ điện tử như tivi, máy tính, điện thoại… trong thời gian quá dài hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng.

– Sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi học tập trên máy tính, thiết bị điện tử, đeo kính chống tia UV khi ra ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

– Để trẻ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học sau thời gian học tập căng thẳng, tốt nhất là nên có quãng thời gian nghỉ từ 10-15 phút sau khoảng 45 phút học tập.

– Massage nhẹ nhàng vùng mắt cho trẻ để kích thích các mạch máu tuần hoàn tốt giúp giảm nguy cơ nhức mỏi mắt.

– Tăng cường cho trẻ tập thể dục thể thao ngoài trời, không gian thoáng đãng để giảm căng thẳng cho mắt.

– Cho trẻ khám mắt định kỳ hằng năm từ 1-2 lần hoặc ngay khi có dấu hiệu nhìn mờ, mỏi mắt tại các bệnh viện chuyên khoa để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn

>>>>>Xem thêm: Nhức mỏi mắt và những điều cần biết

Cho trẻ thăm khám mắt định kỳ để được theo dõi và điều trị các vấn đề về mắt sớm

Đeo kính gọng hoặc kính Ortho K là giải pháp điều trị tật khúc xạ ở trẻ em được áp dụng phổ biến hiện nay. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trong việc lựa chọn giải pháp khắc phục tật khúc xạ một cách phù hợp. Phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe thị lực cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *