Cách điều trị viêm cột sống dính khớp là gì?

Viêm cột sống dính khớp là gì – đây là bệnh có khả năng gây tàn phế cao nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh cũng như cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm cột sống dính khớp là gì?

1. Giải đáp viêm cột sống dính khớp là gì?

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính, biểu hiện đặc trưng là vôi hóa cột sống lâu dần gây dính khớp. Biến chứng của bệnh là khiến cột sống mất khả năng di động và cuối cùng có thể gây ra tư thế đi đứng bất thường thậm chí gây tàn phế.

Ước tính có khoảng 1 – 1.4% dân số đang bị viêm cột sống dính khớp. Trong đó, tỷ lệ ở đàn ông cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ.

2. Nhận biết các triệu chứng của viêm cột sống dính khớp

Triệu chứng sớm và phổ biến nhất của bệnh là đau thắt lưng hoặc vùng lưng, có thể kèm theo hiện tượng cứng cột sống vào sáng sớm. Khác với cơn đau lưng nhức mỏi thông thường, đau lưng do viêm cột sống dính khớp thường:

– Kéo dài trong vòng 3 tháng

– Khởi phát từ sớm, trong độ tuổi từ 17-45

– Ban đầu đau âm ỉ, sau đó tăng dần theo thời gian

– Kể cả nghỉ ngơi cơn đau cũng không thuyên giảm nhưng sẽ cải thiện khi vận động nhẹ nhàng.

Một số biểu hiện ngoài khớp bao gồm:

– Ngủ không ngon, tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc gần sáng

– Mệt mỏi, sụt cân, sốt nhẹ

– Viêm kết mạc và các vấn đề về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết

– Viêm màng bồ đào, vẩy nến và viêm ruột mạn tính

– Một số biểu hiện của bệnh tim mạch và phổi

Như vậy có thể thấy bệnh không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn khiến sức khỏe chung suy giảm. Hơn nữa, bệnh khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn đáng kể.

Cách điều trị viêm cột sống dính khớp là gì?

Bệnh gây ra cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, cản trở sinh hoạt và vận động của người bệnh

3. Viêm cột sống dính khớp có phải là bệnh nguy hiểm không?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh không chỉ tác động đến đốt sống mà còn ảnh hưởng đến khớp ngoại vi và nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Một số biến chứng do bệnh gây ra là:

3.1. Dính khớp và đốt sống

Cơ thể thúc đẩy quá trình hình thành xương mới khi tình trạng viêm trở nặng. Sự xuất hiện của những đoạn xương đó làm thu hẹp khoảng cách giữa các khớp hoặc đốt sống từ đó làm chúng dính lại. Khi đó, cột sống sẽ cứng lại và mất đi độ linh hoạt sẵn có. Hậu quả là người bệnh luôn trong tư thế gập người hoặc tình trạng “cột sống cây tre”.

Nếu tình trạng dính cứng khớp xảy ra ở khớp xương sườn – đốt sống, dung tích và chức năng của phổi cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

3.2. Viêm màng bồ đào

Đây là dạng tổn thương phối hợp phổ biến nhất ở người bệnh viêm cột sống dính khớp, biểu hiện của nó là:

– Đau mắt

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Mờ mắt

3.3. Nứt, gãy xương

Căn bệnh viêm hệ thống mạn tính này có thể khiến xương mỏng dần theo thời gian. Điều này tăng mức độ nghiêm trọng của tư thế khom lưng vì các đốt sống đã trở nên suy yếu nên dễ bị nứt, gãy.

Gãy xương sống có nguy cơ gây áp lực, làm tổn thương tủy sống, các rễ thần kinh xung quanh. Từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến tàn phế hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ khiến người bệnh:

– Ngứa

– Tê yếu ở chân, bàn chân

– Gây rối loạn chức năng ruột

3.4. Hệ lụy tim mạch

Ở một số bệnh nhân, tình trạng viêm ảnh hưởng đến động mạch chủ từ đó gây biến dạng van động mạch chủ ở tim. Ngoài ra còn làm suy giảm chức năng của cơ quan này.

3.5. Ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh

Ngoài những biến chứng với sức khỏe, bệnh còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, tinh thần của người bệnh:

– Mất khả năng tự chăm sóc bản thân, luôn phải nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác.

– Giảm năng suất lao động thậm chí mất hẳn, trở thành gánh nặng kinh tế của gia đình, xã hội.

– Thu hẹp mối quan hệ, trở nên mặc cảm, tự ti, lo lắng và dễ dẫn tới trầm cảm.

4. Quy trình chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm và kỹ thuật cận lâm sàng bao gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI.

4.1. Quy trình thăm khám viêm cột sống dính khớp là gì? – Bước 1: khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ khai thác thông tin cá nhân, mức độ và thời gian đau, chế độ sinh hoạt và vận động. Sau đó kiểm tra mức độ hoạt động của cột sống, vị trí đau.

Tìm hiểu thêm: Chữa thoái hóa khớp thế nào cho hiệu quả?

Cách điều trị viêm cột sống dính khớp là gì?

Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán viêm cột sống dính khớp

4.2. Quy trình thăm khám viêm cột sống dính khớp là gì? – Bước 2: chẩn đoán hình ảnh

Để chẩn đoán viêm cột sống dính khớp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc chụp MRI để kết luận chính xác tình trạng bệnh.

Một số thay đổi ở cột sống chỉ thể hiện trên ảnh chụp X-quang vào giai đoạn muộn. Nên nếu nghi ngờ bệnh đang ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI để tìm kiếm dấu hiệu viêm ở cột sống và khớp cùng chậu. Điều này sẽ giúp sớm chẩn đoán bệnh để điều trị kịp thời.

Cách điều trị viêm cột sống dính khớp là gì?

>>>>>Xem thêm: Những bệnh lý cần nghĩ tới khi bị đau lưng dưới bên phải

Chụp X-quang hoặc chụp MRI được áp dụng hiệu quả trong thăm khám

5. Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp hiện nay

Trong điều trị bệnh, mục tiêu chính thường là:

– Giảm triệu chứng đau, cứng cột sống

– Ngăn ngừa biến dạng cột sống, hạn chế bệnh tiến triển nặng

Các cách điều trị viêm cột sống dính khớp phổ biến hiện nay là:

5.1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường sử dụng cho bệnh này là thuốc chống viêm, giảm đau, giảm cứng. Tuy nhiên lưu ý cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

5.2 Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên bệnh đòi hỏi sự kiên trì, đều đặn trong thời gian dài. Việc tuân thủ điều trị giúp giảm triệu chứng đau, tăng sự dẻo dai và từ đó cải thiện vận động của cột sống.

5.3. Phẫu thuật

Đây là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không đem lại kết quả. Khi bệnh nhân quá đau đớn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm khác.

Đây là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị phù hợp, bệnh vẫn có thể cải thiện tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì thế ngay khi có triệu chứng, cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thực hiện chẩn đoán, điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *