Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết

Viêm họng mạn tính là một trong những vấn đề về sức khoẻ khiến nhiều người lo ngại do điều trị phức tạp, dễ tái phát. Tìm hiểu ngay cách điều trị viêm họng mạn tính hiệu quả nhanh chóng, dài lâu ngay trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết

1. Bệnh viêm họng mạn tính

Viêm họng là một vấn đề về sức khỏe thường gặp, xảy ra khi niêm mạc của họng bị tổn thương do các tác nhân có hại tấn công. Vì họng là một trong những cơ quan tiếp xúc đầu tiên của cơ thể với không khí, nước và thức ăn, nên rất dễ dàng mắc bệnh khi có sự thay đổi bất thường của tác nhân ngoại cảnh.

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng tái phát thường xuyên do không điều trị kịp thời hoặc dứt điểm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe và khiến công việc gặp cản trở.

Viêm họng mạn tính có nhiều thể bệnh khác nhau bao gồm:

– Viêm mạn tính sung huyết

– Viêm mạn tính xuất tiết

– Viêm mạn tính quá phát

– Viêm họng xơ teo…

Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết

Viêm họng cấp tính không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành mạn tính

2. Nguyên nhân viêm họng

Viêm họng mạn tính thường xảy ra khi người bệnh mắc viêm nhiễm cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời hoặc điều trị chưa dứt điểm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus, nấm,… thường dễ dàng tấn công và gây bệnh.

– Tác nhân virus: Gần 90% số trường hợp viêm họng được gây ra bởi virus. Virus này thường tồn tại trong vùng họng và tấn công khi hệ thống miễn dịch của người bệnh suy yếu.

– Tác nhân vi khuẩn: Tương tự như virus, vi khuẩn thường trú ngụ trong tai mũi họng và gây viêm nhiễm khi gặp các điều kiện thuận lợi.

– Tác nhân dị ứng: Niêm mạc họng có thể bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, thuốc…

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển thành mạn tính ở nhiều người như:

– Môi trường ô nhiễm

– Sử dụng chất kích thích

– Lạm dụng giọng nói

– Không điều trị bệnh về tai mũi họng dứt điểm

– Bị trào ngược dạ dày

– Trào ngược thực quản

– Có khối u ở vùng họng

– Không vệ sinh mũi họng

– Mắc bệnh ung thư…

3. Triệu chứng viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính thường có các triệu chứng tương tự như viêm họng cấp tính và thường kéo dài hoặc dễ tái phát nhiều lần trong năm. Nếu thấy bản thân có các triệu chứng sau đây, mọi người cần chủ động đi khám và điều trị:

– Đau rát họng, ngứa họng

– Họng có đờm, sưng tấy

– Nuốt vướng, khó thở

– Hôi miệng

– Sốt nhẹ

– Đau đầu

– Khàn tiếng, mất tiếng

– Ợ chua

– Mệt mỏi, chán ăn…

Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết

Đau họng, nuốt vướng… kéo dài là dấu hiệu viêm họng mạn tính

4. Điều trị viêm họng mạn tính

4.1. Chữa viêm họng bằng thuốc

Bệnh viêm họng mạn tính tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi… Do đó, người bệnh cần chủ động điều trị sớm nhằm ngăn ngừa biến chứng xảy ra và bảo vệ sức khỏe vùng họng tối ưu.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá tình trạng viêm nhiễm của từng người và chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Viêm họng mạn tính thường được điều trị bằng một số loại thuốc như:

– Kháng sinh

– Kháng viêm

– Giảm phù nề

– Giảm xung huyết

– Hạ sốt

– Giảm đau

– Long đờm…

Các loại thuốc điều trị được chỉ định sử dụng bởi bác sĩ có chuyên môn cao sau khi thăm khám cụ thể. Người bệnh không tự ý mua thuốc hay chữa mẹo vì có thể khiến bệnh không thuyên giảm, thậm chí gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đồng thời, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn để quá trình điều trị đạt kết quả tối ưu.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm amidan hốc mủ được dân gian áp dụng

Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết

Điều trị viêm họng mạn tính bằng thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ

4.2. Chăm sóc tại nhà

Trong quá trình điều trị viêm họng, để ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn chăm sóc sau đây:

– Thực hiện việc súc họng và vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng các dung dịch súc họng chuyên dụng, kem đánh răng hoặc nước muối sinh lý để phòng ngừa tác nhân gây hại.

– Uống nước ấm để làm dịu cổ họng, tránh uống các loại thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, đồ uống có gas, rượu bia…

– Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thực phẩm tươi xanh, trái cây giàu vitamin.

– Giữ ấm cổ họng khi thời tiết thay đổi và hạn chế ăn những thực phẩm lạnh.

– Nên ăn nhiều các món ăn mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa để tránh tổn thương niêm mạc họng.

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong họng như xuất huyết, sưng nề, có dịch nhầy hay mủ trắng, người bệnh cần tái khám sớm để được xử trí kịp thời.

5. Ngăn ngừa viêm họng tái phát

Để ngăn ngừa mắc viêm họng và duy trì sức khỏe mũi họng luôn khỏe, mọi người cần sinh hoạt với một chế độ lành mạnh và khoa học như:

– Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, virus, hoặc sau khi tiếp xúc với đất đai, trước khi ăn…

– Tránh sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như thìa muỗng, cốc uống nước…

– Che miệng khi ho, hắt hơi và hạn chế tới những nơi o nhiễm, sử dụng khẩu trang khi tới các nơi công cộng hoặc nơi có nhiều khói bụi.

– Vệ sinh không gian sống và đồ dùng cá nhân thường xuyên, đồng thời sát khuẩn đồ chơi cho trẻ em.

– Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh lý tai mũi họng dễ lây nhiễm.

– Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể và uống đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch.

– Tiêm phòng theo khuyến cáo để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

– Thực hiện thường xuyên hoạt động thể dục để cơ thể trao đổi chất tốt hơn và tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và chủ động điều trị các bệnh lý tai mũi họng kịp thời.

Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt

Chủ động thăm khám và điều trị viêm họng kịp thời để ngăn chặn biến chứng

Viêm họng mạn tính không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn khiến sức khỏe, công việc của người bệnh bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh cần được điều trị viêm họng mạn tính kịp thời và đúng phác đồ để bảo vệ sức khỏe mũi họng tối ưu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *