Viêm loét dạ dày cấp độ 1 là một trong những bệnh lý về dạ dày rất phổ biến. Nếu không được xử trí đúng cách bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm loét dạ dày cấp độ 1
1. Tổng quan bệnh viêm loét dạ dày cấp độ 1
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý liên quan đến dạ dày, được định nghĩa là sự xâm nhập của vi khuẩn H. pylori hoặc sự tiếp xúc với các chất gây tổn thương dạ dày, gây ra tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Viêm loét dạ dày cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh, khi chỉ có một số nhỏ các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Thường thì các loét ở cấp độ 1 không quá sâu và rộng lớn, chỉ gây ra một số triệu chứng đau bụng nhẹ hoặc khó tiêu.
Bệnh viêm loét dạ dày cấp độ 1 là mức độ nhẹ
2. Nhận biết dấu hiệu viêm loét dạ dày cấp độ 1 như nào?
Đa số dấu hiệu viêm loét dạ dày cấp độ 1 không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ có thể nhận ra các dấu hiệu sau:
– Chán ăn: Người bệnh có thể không có cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy không muốn ăn gì cả
– Đầy bụng sau khi ăn, có cảm giác ăn chưa hấp thụ và ăn khó tiêu: Đây là dấu hiệu khá phổ biến ở người bệnh viêm loét dạ dày.
– Đau quanh vùng bụng thượng vị: Đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Trong một số trường hợp, đau có thể kéo dài và trở nên nặng hơn trong thời gian.
– Xuất huyết tiêu hóa: Đây là dấu hiệu hiếm khi xuất hiện trong viêm loét dạ dày cấp độ nhẹ nhất, nhưng cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp. Người bệnh có thể nôn ra máu vón cục hoặc có màu đen như bã cà phê.
3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp độ 1
Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:
– Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày và tá tràng của con người. Nó có thể xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét.
– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc khác có thể gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày nếu sử dụng quá liều hoặc trong thời gian dài.
– Stress: Stress có thể gây ra sự giảm tổng hợp và bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ảnh hưởng đến sự bảo vệ của niêm mạc và dẫn đến tổn thương.
– Tiêu chảy: Việc tiêu chảy kéo dài sẽ làm niêm mạc dạ dày bị kích thích liên tục, dẫn đến viêm loét.
– Thực phẩm và chế độ ăn uống: Thực phẩm như cà phê, rượu, sữa, chất béo, thực phẩm chứa nhiều gia vị và đồ ăn nhanh có thể gây ra viêm. Chế độ ăn uống không đúng cách, ăn nhanh hoặc ăn quá no cũng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trào ngược dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân viêm loét dạ dày cấp độ 1 từ khuẩn HP
4. Phương pháp chẩn đoán
4.1. Xét nghiệm vi khuẩn HP- nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp độ 1
– Nội soi: Chẩn đoán được chính xác tình trạng nhiễm khuẩn HP. Đánh giá được mức độ và vị trí viêm loét trong dạ dày, giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
– Xét nghiệm hơi thở: Người bệnh có thể được chỉ định test hơi thở Ure sử dụng bóng hoặc sử dụng thẻ. Phương pháp test hơi thở có độ chính xác rất cao.
– Xét nghiệm phân: Mẫu phân sẽ được thu thập để phân tích và tìm kiếm kháng nguyên vi khuẩn HP.
– Xét nghiệm máu: Kháng nguyên của vi khuẩn HP cũng có trong máu. Vậy nên thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định người bệnh có nhiễm HP gây viêm loét dạ dày hay không.
4.2. Siêu âm hoặc chụp Xquang
Quá trình chụp X-quang sẽ tạo ra các hình ảnh 2D của khu vực này và giúp các chuyên gia y tế chẩn đoán được các vấn đề liên quan đến viêm loét dạ dày.
5. Điều trị viêm loét dạ dày cấp độ 1 đúng cách
Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày cấp tính là trú loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sau khi tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ lên phác đồ điều trị riêng biệt cho từng người. Một số thuốc điều trị viêm có thể tham khảo:
5.1. Thuốc kháng axit
Chúng tác động trực tiếp đến tế bào bơm proton trong niêm mạc dạ dày, ngăn chặn sản xuất axit và giảm đau.
5.2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton
Nhóm thuốc này có tác dụng kháng axit mạnh hơn nhóm thuốc kháng axit thông thường. Chúng tác động trực tiếp đến tế bào bơm proton trong niêm mạc dạ dày, giảm sản xuất axit và giảm đau.
5.3. Thuốc kháng thụ thể H2
Nhóm thuốc này tác động trực tiếp đến thụ thể H2 trong niêm mạc dạ dày, giảm lượng axit được sản xuất và giảm đau.
5.4. Thuốc hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc thành dạ dày thật tốt
Thuốc này tạo ra một lớp bảo vệ ở niêm mạc dạ dày, giúp ngăn chặn tác động của acid và enzyme trên niêm mạc.
5.5. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP- nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp độ 1
Vi khuẩn H.pylori được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc tiêu diệt H.pylori sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu tác động của các yếu tố gây ra viêm loét dạ dày. Cụ thể, bệnh nhân nên:
– Tránh ăn đồ nóng hoặc quá nóng;
– Tránh ăn quá no, ăn đủ bữa, ăn nhẹ nhàng, không ăn đồ chiên, rán, cay, mỡ;
– Hạn chế uống rượu, bia, các đồ uống có cồn khác;
– Hạn chế stress, giữ thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học.
>>>>>Xem thêm: Những xét nghiệm nhận biết viêm loét dạ dày
Có thể sử dụng thuốc kháng axit chữa viêm loét dạ dày
Tóm lại, viêm loét dạ dày cấp độ 1 là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người. Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần phải được chẩn đoán đúng bệnh, xác định nguyên nhân gây bệnh và sử dụng các phương pháp điều trị hợp lý, kết hợp với việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.