Cách điều trị viêm loét dạ dày ngăn ngừa tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến mà nhiều người thường gặp, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhưng nếu để lâu ngày không điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm loét dạ dày ngăn ngừa tái phát

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương, gây viêm sưng và dần tạo thành các vết loét, ổ loét. Ở giai đoạn đầu, các vết loét nhỏ có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn, gây nhiều triệu chứng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Cách điều trị viêm loét dạ dày ngăn ngừa tái phát

Viêm loét là tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương, gây viêm sưng và dần tạo thành các vết loét, ổ loét

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến

Với các trường hợp mắc bệnh khi mới khởi phát rất khó để nhận biết các triệu chứng. Do đó, mọi người cần đặc biệt lưu ý đến từng thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện dấu hiệu mắc bệnh như:

– Đau bụng, khó tiêu,

– Buồn nôn.

– Ợ hơi, ợ chua.

– Nóng rát vùng thượng vị.

– Đau âm ỉ hoặc đau từng cơn.

– Rối loạn tiêu hóa gây tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

– Mất ngủ do đầy bụng hoặc đau bụng về đêm.

– Cơ thể suy nhược

– Sụt cân.

– Chán ăn, ăn xong có thể buồn nôn và nôn…

– Đi ngoài có phân đen

3. Các giai đoạn viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày thường được chia làm 2 giai đoạn như sau.

– Viêm loét cấp tính: các triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn. Lúc này bệnh dễ dàng chữa khỏi triệt để nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường chủ quan không đi khám.

– Viêm loét mạn tính: viêm loét dạ dày thời gian dài dẫn đến viêm sưng, dần chuyển sang tình trạng mạn tính. Lúc này, các vết loét lan rộng, khó điều trị, thậm chí có thể gây biến chứng viêm teo, hẹp môn vị , xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, viêm nhiễm lan sang các cơ quan lân cận…

Tìm hiểu thêm: Khám viêm thực quản ở bệnh viện Thu Cúc có tốt không?

Cách điều trị viêm loét dạ dày ngăn ngừa tái phát

Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn: Cấp tính và mạn tính

4. Các biến chứng mà viêm loét dạ dày gây ra

– Xuất huyết tiêu hóa: biến chứng này khiến người bệnh mất máu, chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.

– Thủng dạ dày: gây ra cơn đau thượng vị dữ dội, bụng gồng cứng,

– Hẹp môn vị: người bệnh nôn ói và sụt cân nhanh nguyên nhân do sự hình thành các mô viêm xơ ngăn chặn quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa.

– Ung thư dạ dày: viêm loét dạ dày lâu ngày dễ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.

5. Nguyên nhân do đâu gây bệnh viêm loét dạ dày

Hai nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm loét:

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP): Sau khi xâm nhập vào bao tử, vi khuẩn Hp chui vào lớp nhầy của niêm mạc bao tử, tiết ra độc tố làm tổn thương, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc và hình thành vết loét.

– Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) lâu dài: người bệnh sử dụng nhóm thuốc NSAID thời gian dài khiến tổn thương dạ dày. Các loại thuốc này ức chế này sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, tình trạng viêm loét có thể do các nguyên nhân khác ít gặp hơn:

– Tăng tiết axit trong dạ dày: nhiều nguyên nhân gây ra như yếu tố di truyền, hút thuốc lá, stress trong công việc và cuộc sống hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định.

– Hội chứng Zollinger-Ellison: tình trạng gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.

6. Khi bị viêm loét người bệnh nên làm gì?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm loét người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị đúng

6.1. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

– Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng và thời gian mắc bệnh, các loại thuốc điều trị bệnh từng hoặc đang sử dụng.

– Xét nghiệm: xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng vi khuẩn Hp, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở.

– Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp tiêu chuẩn giúp bác sĩ nhìn trực quan về tình trạng bên trong dạ dày, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, vị trí tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị cầm máu các ổ loét dạ dày, sinh thiết quanh vị trí tổn thương để xác định tình trạng nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề nghi ngờ khác.

6.2. Điều trị viêm loét dạ dày

Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau sẽ được điều trị theo từng phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là những phương pháp phổ biến để điều trị viêm loét:

– Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê đơn giúp triệu chứng viêm loét được cải thiện hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không được tự ý ngưng thuốc hay giảm liều thuốc dù triệu chứng bệnh đã giảm. Phải uống thuốc đủ liều mà bác sĩ kê để tránh tình trạng kháng thuốc.

– Điều trị phẫu thuật: nếu phương pháp uống thuốc không cải thiện, các vết loét không lành lại, hoặc khi viêm loét đã gây các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị …thì buộc phải can thiệp phẫu thuật.

7. Cách phòng ngừa viêm loét tránh tái phát

Để phòng ngừa viêm loét hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp sau:

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Kiêng đồ uống có cồn, thuốc lá, đồ ăn chua cay nóng, tránh ăn quá no hoặc quá đói. Nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa, tránh ăn đêm,… Nên ưu tiên bổ sung một số thực phẩm như trái cây và rau củ, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm,… Bên cạnh đó, cần ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn.

– Bỏ thói quen hút thuốc lá, không uống đồ uống có cồn và các loại đồ uống có chứa caffeine.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm.

– Luôn lạc quan, kiểm soát căng thẳng bằng nhiều cách như tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách. Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân khiến triệu chứng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách điều trị viêm loét dạ dày ngăn ngừa tái phát

>>>>>Xem thêm: Những điều cha mẹ cần biết về viêm loét dạ dày ở trẻ em

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh viêm loét tái phát

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm loét dạ dày mà có thể bạn có thể tham khảo, chủ động trong việc điều trị và phòng chống. Đồng thời khi gặp các dấu hiệu cần thăm khám sớm để được bác sĩ lên phác đồ điều trị triệt để, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *