Những phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tại nhà được rất nhiều người lựa chọn bởi đơn giản, ít tốn kém và dễ thực hiện. Tuy nhiên một số người vẫn thắc mắc rằng điều trị viêm loét dạ dày tại nhà sao cho hiệu quả. Vậy để giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn cùng tham khảo những cách điều trị viêm loét dạ dày đơn giản nhưng mang lại hiệu quả dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả
1. Khi nào thì nên trị viêm loét dạ dày tại nhà?
Chỉ nên điều trị loét dạ dày tại nhà khi tình trang bệnh đang ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên đi khám để chẩn đoán 1 cách chính xác nhất cũng như tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà.
Đối với những trường hợp mới ở giai đoạn đầu, chỉ bị đau nhẹ người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tại nhà giúp làm giảm đau và cải thiện các triệu chứng. Còn đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày quá nặng đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng thì người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh để lâu gây ra những biến chứng xấu.
Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày nặng nên đi khám để được điều trị đúng cách từ sớm.
2. Các cách trị viêm loét dạ dày tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Dưới đây là một số cách trị viêm loét dạ dày tại nhà mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:
2.1. Chườm nóng
Việc chườm nóng sẽ giúp kích thích tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn nhờ đó người bệnh sẽ thuyên giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể áp dụng 2 cách chườm nóng sau đây:
– Chườm muối: đem một lượng muối hột vừa phải đi rang nóng rồi bọc kín vào trong khăn. Sau đó chườm bọc muối này lên vùng bụng đang bị đau, chườm liên tục cho tới khi cơn đau đã giảm thì dừng lại;
– Chườm nước ấm: nhúng khăn vào nước ấm rồi vắt ráo nước. Sau đó chườm lên vùng bụng đau. Chườm đến khi khăn hết ấm rồi làm lại 2-3 lần nữa.
Có thể nói đây là một phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém mà mang lại hiệu quả cao. Thâm chí một số trường hợp sử dụng cách này để giảm đau mà không cần sử dụng đến thuốc giảm đau.
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng đau dạ dày tá tràng không thể bỏ qua
Chườm ấm vùng bụng giúp thuyên giảm cơn đau do viêm loét dạ dày nhẹ gây ra.
2.2. Trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng cách massage bụng
Cách thực hiện rất đơn giản: người bệnh áp tay trực tiếp lên vùng bụng và xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ giúp dạ dày hoạt động ổn định hơn và làm thuyên giảm đi triệu chứng đau rất nhiều.
Bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp việc massage cùng các loại tinh dầu thơm dễ chịu như quế, khuynh diệp, đinh hương,… để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị. Bởi đây là những loại tinh dầu có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả và đem lại một cảm giác thư thái cho người dùng. Sau khoảng vài phút massage, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau giảm hẳn và dần biến mất.
2.3. Sử dụng gừng
Gừng không chỉ được sử dụng là một loại gia vị quen thuộc ở mỗi gia đình mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả bởi nó có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Trong việc điều trị viêm loét dạ dày, gừng giúp ngăn ngừa phản ứng oxy hóa, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do các ổ viêm loét. Cách thực hiện như sau:
– Công thức 1: Cho một ít lát gừng tươi vào tách trà nóng và sử dụng vào buổi sáng, tối. Người bệnh nên uống liên tục từ 2 – 3 ngày để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
– Công thức 2: Đem gừng gọt rửa sạch rồi giã nát ép lấy nước cốt. Sau đó cho vào cốc nước ấm. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc cho thêm vài thìa mật ong và ít chanh cho dễ uống hơn. Công thức này nên áp dụng vào buổi sáng trước khi ăn để đem lại hiệu quả tốt nhất..
2.4. Dùng nghệ và mật ong trị viêm loét dạ dày tại nhà
Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giúp giảm tiết axit trong dạ dày. Bên cạnh đó nghệ còn giúp gia tăng tiết chất nhầy nhằm mang lại lợi ích cho quá trình tiêu hóa.
Trong khi đó mật ong có tác dụng giảm viêm sưng, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch và cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cho cơ thể (như Vitamin B2, B3, B5, B6, B9, Vitamin C và các khoáng chất như kali, canxi, photpho, natri, sắt, kẽm,…)
Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng nghệ kết hợp với mật ong:
– Cách 1: Hòa 10g tinh bột nghệ vào 100ml nước ấm cùng vài thìa mật ong, khuấy đều lên rồi uống. Với cách này thì nên sử dụng 2 – 3 lần/ngày trước khi ăn;
– Cách 2: Trộn tinh bột nghệ vào mật ong với tỷ lệ phù hợp tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó vo thành viên nhỏ cất để dùng dần. Mỗi ngày nên sử dụng 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên.
>>>>>Xem thêm: Đau bụng uống mật ong có tốt không?
Nghệ kết hợp với mật ong là phương pháp trị viêm loét dạ dày tại nhà rất hiệu quả.
2.5. Sử dụng lá tía tô
Trong lá tía tô có rất nhiều hoạt chất glycosid và tannin, các hoạt chất này sẽ tác dụng giúp giảm tiết axit trong dịch vị dạ dày và làm lành vết loét. Cách làm rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đem lá tía tô rửa sạch, sau đó đun sôi với nước và để nguội để uống.
3. Một số lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tại nhà
Để việc điều trị viêm loét dạ dày tại nhà mang lại hiệu quả tốt nhất, bên cạnh các phương pháp trên thì người bệnh cũng cần phải đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:
– Trong bữa ăn thì không nên ăn quá no hoặc quá nhanh;
– Tuyệt đối không được bỏ bữa, nên ăn đúng giờ;
– Sau khi vừa ăn xong không được nằm hoặc vận động mạnh;
– Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ chua, đồ uống có cồn, thức uống nhiều gas, café,… bởi những loại thực phẩm này sẽ gây kích thích dạ dày;
– Tăng cường bổ sung những thực phẩm giúp giảm axit trong dạ dày như: bánh mì, khoai lang, sữa chua, ngũ cốc, bắp cải, táo,…
– Hằng ngày nên luyện tập thể dục, tập yoga để nâng cao sức sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa.
Trên đây là các cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà mà bạn có thể áp dụng khi tình trạng còn nhẹ. Tuy nhiên, những cách này chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn và chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh chứ không điều trị dứt điểm được. Do vậy, người bệnh nên đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để bệnh kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.