Viêm lợi ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị dứt điểm và chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các cách điều trị viêm lợi, viêm nướu răng dứt điểm, không tái phát ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm lợi dứt điểm, không tái phát
1. Viêm lợi là gì?
Viêm lợi là tình trạng tổn thương các tổ chức mô mềm quanh răng do vi khuẩn gây ra. Lợi bị viêm thường có các biểu hiện như sưng tấy, đỏ, tụt lợi, dễ chảy máu hoặc có dịch mủ bất thường. Bệnh viêm lợi không chỉ gây đau nhức mà còn mang lại không ít phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt và học tập, làm việc.
Viêm lợi rất dễ phát hiện và điều trị nhưng thường bị chủ quan với quan niệm cho răng bệnh có thể tự khỏi. Do đó, rất nhiều trường hợp đến bệnh viện thăm khám khi tình trạng này đã gây ra các biến chứng sâu răng, viêm tủy răng… nguy hiểm.
Người mắc viêm lợi thường trải qua các giai đoạn bệnh cơ bản như sau:
– Viêm lợi cực bộ: Tình trạng viêm lợi mức độ nhẹ, không gây đau đớn hoặc các cơn đau nhẹ, lợi sưng đỏ, dễ chảy máu. Khi ở tình trạng này, bệnh thường chưa gây tổn thương tới các tổ chức trên răng, việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn.
– Viêm lợi cận răng: Viêm nhiễm ăn sâu và làm tổn thương nhiều tổ chức lợi, gây tụt lợi và ảnh hưởng tới cấu trúc của răng. Tình trạng này có thể kèm theo sâu răng, hôi miệng, dịch mủ bất thường ở các tổ chức lợi quanh răng. Răng không được lợi bao bọc và bảo vệ có nguy cơ cao gây lung lay và rụng răng.
Viêm lợi là tình trạng tổn thương các tổ chức mô mềm quanh răng do vi khuẩn gây ra
2. Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
2.1. Nguyên nhân viêm lợi
Viêm lợi do vi khuẩn phát triển quá mức, gây tổn thương các tổ chức lợi quanh răng. Chúng thường phát triển nhờ gặp được các điều kiện lý tưởng sau:
– Tuổi tác càng lớn khiến sức khỏe răng miệng của mọi người giảm sút, dễ mắc các bệnh lý nha khoa.
– Di truyền từ các người thân trong gia đình do hình thái răng, độ nông sâu của rãnh răng, men răng, nước bọt… khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công.
– Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh chưa đúng cách khiến mảng bám và cao răng vẫn tồn tại quanh răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
– Cấu trúc răng khấp khểnh, răng hô móm khiến việc vệ sinh gặp khó khăn, dễ dàng hình thành mảng bám và cao răng.
– Chế độ ăn uống kém khoa học, nhiều thực phẩm không lành mạnh làm nướu dễ bị tổn thương.
– Ảnh hưởng của một số bệnh lý toàn thân hoặc một số bệnh lý nha khoa khiến vi khuẩn phát triển quá mức…
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi và cần xác định rõ để bác sĩ có thể điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
2.2. Dấu hiệu của bệnh
Bệnh viêm lợi rất dễ phát hiện do các dấu hiệu của bệnh có thể nhận ra bằng mắt thường như:
– Sưng lợi
– Đau lợi
– Lợi đỏ
– Hôi miệng
– Lợi dễ chảy máu
– Có mủ
– Cao răng nhiều
– Răng ngả màu
– Tụt lợi
Tìm hiểu thêm: Tại sao cần thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung?
Người bị viêm lợi thường có phần nướu sưng tấy, dễ chảy máu, có dịch mủ bất thường…
Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ gặp phải các tình trạng, sưng, đau lợi nhẹ. Điều trị sớm ngay khi ở giai đoạn chưa nghiêm trọng thường không cần phải xâm lấn, can thiệp quá nhiều mà bệnh có thể khỏi và tiết kiệm chi phí, thời gian hiệu quả. Ngược lại, điều trị muộn cần áp dụng các biện pháp phức tạp, nguy cơ rủi ro và biến chứng cao. Do vậy, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở lợi kể trên để được điều trị kịp thời và đúng cách.
4. Cách điều trị viêm lợi
Điều trị viêm lợi cần được thực hiện kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng tại nha khoa trong việc điều trị viêm lợi dứt điểm như sau:
– Cạo vôi răng: Loại bỏ mảng bám và cao răng trên bề mặt răng, dưới mép lợi để hạn chế vi khuẩn tích tụ gây bệnh.
– Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng kiểm soát nhiễm khuẩn, khắc phục viêm nhiễm ở nướu răng. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm lợi cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh mà cần được chỉ định bởi bác sĩ với liều lượng phù hợp.
– Phẫu thuật ghép vạt lợi: Áp dụng trong trường hợp lợi bị viêm nhiễm nặng, tụt lợi ảnh hưởng lớn tới chức năng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch mô lợi bị viêm và tiến hành ghép vạt lợi để bảo vệ chắc chắn chân và thân răng.
– Nhổ răng: Nếu trường hợp viêm lợi dẫn tới răng lung lay, viêm tủy thì cần phải nhổ bỏ và trồng bổ sung bằng một số biện pháp như cắm Implant, bắc cầu răng sứ…
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi bổ sung canxi cho bà bầu
Lấy cao răng, sử dụng thuốc… là một trong số các cách điều trị viêm lợi thường được áp dụng hiện nay
Ngoài ra, điều trị viêm lợi cần chú trong việc làm sạch răng miệng khoa học. Theo đó, người bệnh cần súc miệng kỹ lưỡng bằng nước muối hoặc các dung dịch được bác sĩ khuyến cáo. Chải răng nhẹ nhàng và đều khắp các mặt để làm sạch tối đa mảng bám, thức ăn thừa. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng để củng cố sự chắc khỏe của hàm răng.
Nhìn chung, có rất nhiều cách điều trị viêm lợi thường được áp dụng tại nha khoa hiện nay. Người bệnh cần được thăm khám và tư vấn điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và dứt điểm bệnh lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.