Tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào phương pháp chữa trị cụ thể. Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ sau điều trị ung thư phổi? Mời độc giả tìm hiểu bài viết dưới đây.
Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Cách giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
- Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm, khi các tế bào ung thư chưa lan ra ngoài phổi. Tùy vào vị trí khối u, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ phân đoán, cắt thùy hoặc cắt bỏ toàn bộ 1 bên phổi bị bệnh.
Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm nên cần điều trị sớm, đúng phương pháp
- Hóa trị
Đây là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng các loại thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc hóa chất được truyền đi khắp cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu. Hóa trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị cho những trường hợp ung thư phổi giai đoạn muộn và không có khả năng phẫu thuật.
- Xạ trị
Là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị chỉ tác dụng tới vùng bị bệnh, không ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị hoặc trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Sau phẫu thuật, xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
- Điều trị nhắm mục tiêu
Phương pháp nhắm mục tiêu hướng tới các protein trên tế bào ung thư. Phương pháp này ít tác dụng phụ và thường được sử dụng cho ung thư phổi giai đoạn muộn.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi
Thông thường, sau khi điều trị các bệnh lý ung thư nói chung hay ung thư phổi nói riêng, người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tùy vào mỗi biến chứng và mức độ ảnh hưởng, các bác sĩ sẽ tư vấn cách giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Tại sao phải chăm sóc răng miệng khoa học mỗi ngày?
Sau điều trị ung thư người bệnh có thể gặp phải những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
- Phẫu thuật
Sau phẫu thuật ung thư phổi, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như viêm nhiễm, chảy máu vết mổ, khó thở, đau tức ngực, khó chịu ở ngực hoặc tay…
Cách xử trí tình trạng này là dùng thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ điều trị bệnh kết hợp với vệ sinh vết mổ, nghỉ ngơi đúng cách, ăn uống hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
- Hóa trị
Đây là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất nên tác dụng phụ sau điều trị ung thư phổi thường gặp là buồn nôn và nôn, rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu, viêm loét niêm mạc miệng, người xanh xao, ăn uống kém.
Cách khắc phục biến chứng của hóa trị là người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, thay đổi thực đơn ăn uống đa dạng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhằm tăng cường sức khỏe. Các biến chứng hóa trị sẽ mất dần khi người bệnh ngừng sau mỗi đợt điều trị hóa chất. Vì thế người bệnh cần cố gắng nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe, thoải mái tư tưởng.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật nạo túi lợi được thực hiện như thế nào?
Vì thế người bệnh cần nghỉ ngơi, chú ý ăn uống và sinh hoạt điều độ sẽ giúp kiểm soát và giảm dần biến chứng
- Xạ trị
Sau xạ trị ung thư phổi người bệnh cũng gặp phải các tác dụng phụ tương tự với hóa trị như đau họng, khó nuốt, khô miệng, cơ thể mệt mỏi, thay đổi màu sắc da, mất cảm giác ngon miệng, ăn uống kém…
Cách khắc phục tình trạng này là người nhà cần động viên người bệnh cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi, hạn chế lo lắng, suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh cần ăn những thực phẩm phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ giúp hồi phục sức khỏe.
Các biến chứng sau điều trị ung thư phổi thường mất dần sau mỗi đợt điều trị hoặc cải thiện dần khi sức khỏe người bệnh ổn định. Chính vì thế, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc điều trị đúng phương pháp, kịp thời sẽ giúp hạn chế biến chứng, kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.