Trẻ nhỏ bị viêm họng cấp có thể sốt cao 39-40 độ C, điều này khiến nhiều ba mẹ lo lắng, vội vàng tìm các cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Tuy nhiên hạ sốt nhanh nhưng sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ba mẹ cần lưu ý về cách hạ sốt khi bé bị viêm họng cấp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.
Bạn đang đọc: Cách hạ sốt nhanh cho trẻ bị viêm họng cấp ba mẹ phải biết
Các biểu hiện trẻ bị viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em thường diễn biến rất nhanh và có các biểu hiện như:
- Biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp ở trẻ là ho khan, sau ho có đờm.
- Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi.
- Nôn, đi ngoài phân lỏng.
Những sai lầm dễ mắc phải khi hạ sốt nhanh cho trẻ
Khi trẻ bị viêm họng cấp bé thường sốt, quấy khóc, có những trẻ chỉ sốt nhẹ nhưng có trẻ sốt cao 39-40 độ C thậm chí có những trường hợp trẻ sốt rất cao (trên 40 độ C). Điều này các khiến các bậc phụ huynh lo lắng vôi vàng áp dụng các biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ nhưng sai cách như:
Cho con uống hạ sốt quá liều
Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C thì sử dụng thuốc hạ sốt. Nhiều ba mẹ nghĩ rằng trẻ sốt càng cao thì phải dùng hạ sốt liều càng nặng. Vậy là đáng lẽ ra thuốc hạ sốt loại paracetamol cho trẻ có liều dùng là từ 10-15 mg/kg cân nặng của trẻ thì mẹ lại dùng quá liều quy định. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị ngộ độc paracetamol gây ảnh hưởng đến tính mạng của con.
Đã có trường hợp trẻ bị sốc do dùng thuốc hạ sốt quá liều gây trụy mạch, suy gan, thận, thậm chí tử vong. Vì vậy ba mẹ lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt cho con đúng liều lượng quy định.
Chườm nước lạnh
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị?
Nhiều bậc phụ huynh than rằng bé sốt cao quá người con nóng “như hòn than” nên dùng nước lạnh, nước đá chườm cho con mau hạ nhiệt. Điều này không đúng vì vừa không hạ được cơn sốt mà còn ngược lại có thể gây nguy hiểm nhất là đối với trẻ em.
Khi cơ thể thể đang nóng, việc chườm đá lạnh sẽ làm các lỗ chân lông co khít lại, giảm khả năng thải nhiệt của da. Không những vậy, nhiệt độ giữa trong và ngoài da chênh lệch quá mức gây nên bỏng lạnh, có thể dẫn đến suy hô hấp.
Bôi dầu, cạo gió, lau người bằng rượu
Việc bôi dầu gió, cao có thể gây phỏng da của trẻ. Rượu, cồn có thể làm mát nhanh nhưng rất nguy hiểm vì trong rượu, cồn chứa một số hóa chất có thể thấm qua da khiến trẻ bị ngộ độc. Ngoài ra chanh cũng có thể hạ sốt nhưng trong chanh chứa axit làm bỏng làn da non nớt của trẻ vì vậy ba mẹ không nên dùng những chất này để hạ sốt cho con.
Việc cạo gió khi trẻ bị sốt có thể gây rối loạn đông máu, việc cầm máu vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi trẻ bị sốt xuất huyêt, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Vì vậy, tuyệt đối không nên cạo gió khi trẻ bị sốt.
Cách hạ sốt nhanh cho trẻ bị viêm họng cấp
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng nhiệt miệng
Trẻ bị viêm họng cấp sốt cao kèm đau họng sẽ rất mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Để hạ sốt nhanh cho trẻ trong trường hợp này, ba mẹ cần đo thân nhiệt của con bằng nhiệt kế tại các vị trí như nách, miệng. Không sờ trán đoán nhiệt độ như một số phụ huynh thường làm. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ hãy cho con uống hạ sốt paracetamol đúng liều lượng theo chỉ định ghi trên thuốc (10-15 mg/kg cân nặng).
Sau đó cởi bỏ bớt quần áo để cho con mặc quần áo thông thoáng, cho bé nghỉ ngơi ở những không gian thoáng mát.
Dùng khăn thấm nước ấm lau người cho con, đặc biệt là lau ở các vị trí như cổ, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân của trẻ.
Cho con uống nhiều nước, nghỉ ngơi và theo dõi thân nhiệt bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt hãy cho con đi thăm khám với bác sĩ ngay để bé được kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.