Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý khá phổ biến và rất dễ tái phát nếu người bệnh có một chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Vậy làm thế nào để hạn chế trào ngược dạ dày xảy ra, cùng tham khảo các biện pháp phòng tránh tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà

1. Các cách hạn chế trào ngược dạ dày

Dưới đây là các cách hạn chế trào ngược mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên chỉ mang tính chất hỗ trợ và có thể mang lại tác dụng hoặc không do tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người khác nhau. Vì vậy người bênh cần thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác và có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

1.1. Tránh một số loại thức ăn

Với những trường hợp đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dạ dày của họ sẽ dễ “nhạy cảm” với đồ ăn hơn người bình thường. Tránh tiêu thụ một số loại thức ăn dưới đây sẽ giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra:

– Thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, kim chi, rượu bia,…

– Thực phẩm chua (có tính axit cao): cam, chanh, bưởi, đồ muối lên men, canh chua,…

– Thực phẩm khó tiêu: Đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…

Nếu người bệnh chỉ cần ăn một lượng nhỏ những thực phẩm trên cũng sẽ gây ra các hiện tượng như cồn cào, buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Vậy nên, hãy hạn chế các thực phẩm này nhé!

Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà

Trào ngược dạ dày nên tránh các thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, kim chi, rượu bia,…

1.2. Điều chỉnh cách ăn uống đối với người bị trào ngược

Bên cạnh việc chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp. Cách ăn uống hằng ngày cũng là yếu tố quan trọng để hạn chế trào ngược dạ dày.

– Nên chia nhỏ thành nhiều bữa: Nếu ăn quá no trong một bữa sẽ khiến tạo áp lực lớn hơn với cơ thắt thực quản. Do vậy việc chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày sẽ giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

– Nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn: việc phải ăn quá nhanh hoặc ăn nhai không kỹ cũng rất dễ khiến bạn gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày.

– Nên tập trung khi ăn: nếu vừa ăn, vừa làm việc khác (như xem điện thoại, tivi,…) thì nên bỏ ngay thói quen này đi bạn nhé. Bởi như vậy sẽ khiến tăng áp lực cho dạ dày.

1.3. Nằm ở tư thế cao đầu khi ngủ

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày dễ xảy ra nhiều hơn về đêm. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên nâng cao đầu khi ngủ. Bởi với tư thế này sẽ khiến axit dạ dày khó trào lên thực quản. Từ đó hạn chế tình trạng trào ngược xảy ra

1.4. Tránh vận động mạnh, nằm luôn sau khi ăn no

Một lưu ý nữa đối với người bị trào ngược dạ dày là hạn chế hoạt động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn. Đặc biệt cần tránh các công việc phải cúi gập người, mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế liên tục.

Thay vào đó, hãy ngồi nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn để cho thức ăn xuôi rồi hãy tiếp tục làm việc.

1.5. Nằm tư thế nghiêng sang trái để hạn chế trào ngược dạ dày

Tư thế ngủ này được các chuyên gia khuyên người bị trào ngược nên áp dụng. Bởi khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày và tuyến tụy được nằm ở vị trí thấp hơn so với thực quản . Từ đó giúp chống lại cơn trào ngược dạ dày hiệu quả.

Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng sang trái cũng mang lại một số lợi ích như giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, mang lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà

Nằm tư thế nghiêng sang trái rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

1.6. Tránh uống cà phê để hạn chế trào ngược dạ dày

Khi uống nhiều cà phê sẽ làm giãn cơ thắt thực quản của bạn. Lúc này cơ thực quản sẽ bị đóng mở một cách bất thường khiến gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày.

Bên cạnh đó, caffeine có trong cà phê cũng gây kích thích lên dây thần kinh làm tăng tiết acid dạ dày, khiến triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng hơn.

Do vậy, bạn không nên sử dụng cà phê trong khi đang bị trào ngược dạ dày.

1.7. Hạn chế đồ uống có gas

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên bỏ đồ uống có gas. Lý do là trong đồ uống này chứa nhiều khí cacbondioxit. Khi uống vào sẽ tạo cơ hội cho axit từ dạ dày trào ngược lên trên.

1.8. Không uống quá nhiều nước trái cây chứa axit

Như bạn đã biết, các loại trái cây chứa hàm lượng axit cao như: cam quýt khi uống vào sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản. Khiến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, trào ngược trở nên trầm trọng.

Tìm hiểu thêm: Sau nội soi dạ dày nên ăn gì và cần lưu ý những gì?

Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà

Các loại trái cây chứa hàm lượng axit cao sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản. Khiến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, trào ngược trở nên trầm trọng

1.9. Ngủ đúng giờ

Thời gian tốt nhất để ngủ là trước 23h. Việc ngủ quá muộn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của dạ dày và khiến tình trạng trào ngược dễ xảy ra. Do vậy bạn cần cân đối giữa sinh hoạt và việc ngủ nghỉ sao cho hợp lý để không bị ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của mình.

Bên cạnh đó, mỗi ngày cần duy trì ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng để đảm bảo rằng không chỉ dạ dày mà toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể luôn được hoạt động tốt nhất.

1.10. Tránh để stress, căng thẳng

Áp lực về công việc, cuộc sống kéo dài có thể khiến trào ngược nhanh chóng xuất hiện. Vậy nên, hãy tìm cách để nghỉ ngơi và thư giãn cũng như giải tỏa hết mọi áp lực tâm lý, stress.

1.11. Tập luyện hằng ngày

Tập luyện hằng ngày không chỉ khiến người bệnh luôn có một sức khỏe tốt, mà còn giúp kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày người bệnh nên dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày để tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng vừa sức như: đi bộ, tập yoga, ngồi thiền…

Cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà

>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em

Tập luyện hằng ngày giúp kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả

2. Khi nào thì người bệnh cần thăm khám?

Người bệnh khi thấy có những dấu hiệu bất thường xảy ra cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Đặc biệt khi người bệnh xuất hiện liên tục các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm như sau thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

– Buồn nôn

– Nôn.

– Đau vùng thượng vị.

– Nuốt khó.

– Khàn giọng

– Ho.

– Miệng tiết nước bọt nhiều.

Trên đây là các cách hạn chế trào ngược dạ dày mà bạn có thể áp dụng tại nhà khá hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp cùng việc tập luyện, cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt, đặc biệt là nên đi khám để các bác sĩ đưa ra phác đồ mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *