Tình trạng mất 4 răng hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh cũng như công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm sao để có thể khắc phục vấn đề mất răng hàm này?
Bạn đang đọc: Cách khắc phục khi bị mất 4 răng hàm
1. Mức độ quan trọng của răng hàm
Răng hàm có cấu tạo gồm 2 phần là thân răng và chân răng. Trong đó, phần thân răng thường ngắn, có thể nhìn thấy trong miệng với bề mặt lớn. Chân răng hàm thường dài, cắm chặt vào trong hàm. Răng hàm trên sẽ có 3 chân và răng hàm dưới có 2 chân.
Răng hàm đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ăn nhai
Răng hàm có vai trò khá quan trọng trong việc ăn nhai và ổn định khớp cắn của con người. Đặc biệt là răng số 6, đây được đánh giá là nền tảng cho khớp cắn sau này. Điều này là bởi hầu như lực nhai sẽ dồn vào răng này. Đối với răng hàm số 7, đây là răng hỗ trợ nhau, nghiền thức ăn. Còn răng hàm số 8 hay chính là răng khôn sẽ không có chức năng thực hiện ăn nhai.
2. Những nguyên nhân làm mất răng hàm
Việc mất 4 răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
2.1 Thực hiện vệ sinh kém
Việc lười đánh răng, không sử dụng chỉ nha khoa, không lấy cao răng định kỳ, … đều là hành động giúp gia tăng sự tấn công của vi khuẩn. Lâu ngày, tình trạng này có thể dẫn tới một số bệnh răng miệng như viêm nướu, răng sâu, … Từ đó, nguy cơ bị mất răng càng cao hơn.
2.2 Nhai nhiều thức ăn cứng
Khi thường xuyên ăn nhai những loại thức ăn cứng như đá lạnh, kẹo, … có thể gây nên ảnh hưởng, tổn thương cho răng. Nhưng hành động này diễn ra nhiều lần sẽ khiến men răng tổn thương và dần nứt, gãy răng.
2.3 Tuổi cao
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày giá bao nhiêu?
Tuổi tác có thể là yếu tố gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
Quá trình lão hóa do tuổi tác có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc răng. Răng sẽ dần lỏng lẻo, không còn được vững chắc như trước. Từ đó, nguy cơ bị mất răng ngày càng cao.
2.4 Bệnh lý răng miệng
Một số vấn đề bệnh lý như viêm khớp cắn, đái tháo đường, ung thư khớp cắn, … có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe răng miệng. Răng sẽ dần trở nên yếu hơn, nguy cơ bị mất răng cao.
2.5 Chấn thương, tác động ngoại lực
Trong cuộc sống hàng ngày như khi lái xe, chơi thể thao, làm việc, … con người đều có khả năng gặp phải những chấn thương. Những chấn thương này khi tác động vào vùng mặt sẽ ảnh hưởng tới xương hàm và làm răng bị gãy.
2.6 Thói quen xấu
Một số thói quen xấu có thể khiến tình trạng răng miệng con người ngày càng tệ hơn. Điển hình như việc hút xì gà, thuốc lá nhiều có thể gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Hay thói quen nghiến răng lâu ngày sẽ làm mòn men răng. Răng sẽ yếu và trở nên dễ bị gãy.
3. Hậu quả khi bị mất 4 răng hàm
Việc mất 4 răng hàm nếu không nhanh chóng được khắc phục sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng:
3.1 Chức năng ăn nhai suy giảm, ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Mắt răng hàm sẽ khiến khả năng ăn nhai bị suy giảm. Khi đó, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày làm người bệnh bị khó tiêu. Lâu dần, nhiều bệnh lý về dạ dày có thể xảy ra. Cũng vì khó tiêu hóa dẫn đến cơ thể trở nên kém hấp thụ dưỡng chất, dễ mệt mỏi và bị suy nhược.
3.2 Tiêu xương hàm dẫn tới khuôn mặt lão hóa sớm
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư vòm họng nhiều người bỏ qua
Răng hàm rụng lâu ngày không được khắc phục sẽ khiến bóp xương mặt
Khi không còn răng hàm, toàn hàm sẽ không có lực để thực hiện ăn nhai. Dần dần, nguồn lực để tác động, kích thích xương hàm phát triển không còn. Sau một thời gian, xương hàm sẽ dần tiêu biến khiến cho răng lung lay và có thể gây mất răng toàn hàm.
Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể khiến má hóp vào, da trở nên nhăn nheo, chảy xệ. Khuôn mặt người bệnh sẽ trở nên già trước tuổi.
3.3 Những răng còn lại bị xô lệch, tiêu biến
Khi bị mất răng hàm, những khoảng trống ở trên cung hàm sẽ được tạo ra. Theo thời gian, răng ở xung quanh bị mất chỗ dựa. Các răng sẽ xô lệch nhau, dần nghiêng về phía khoảng trống răng bị mất. Cùng với đó, răng đối đỉnh không thể năng đỡ cũng sẽ bị trồi lên, thụt xuống. Những chiếc răng xô lệch này sẽ có nguy cơ bị lung lay, phải nhổ bỏ dẫn tới lệch khớp cắn.
3.4 Gây ra nhiều bệnh lý khác
Những khoảng trống trên cung hàm do mất răng tạo ra sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, … sẽ xảy đến. Nếu bệnh diễn tiến nặng có thể khiến răng lung lay, nguy cơ mất răng toàn hàm.
3.5 Ảnh hưởng công việc, sinh hoạt hàng ngày
Việc bị mất răng hàm sẽ dẫn theo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác tới sức khỏe người bệnh. Lâu dần, cơ thể sẽ trở nên suy yếu, tinh thần bị mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Ngoài ra, mất răng còn khiến cho khuôn mặt trở nên biến dạng, không còn được cân đối gây mất tự tin khi làm việc, giao tiếp.
4. Cách khắc phục tình trạng mất 4 răng hàm
Hiện nay, 3 phương pháp phục hình răng bị mất phổ biến là sử dụng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Trong đó với vị trí răng hàm, trồng răng Implant là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng.
Trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp để phục hình răng tân tiến hiện nay dù là mất 1 hay nhiều răng. Với phương pháp này, răng có thể được khôi phục với khả năng ăn nhai lên tới 90%.
Phương pháp này sẽ sử dụng phần trụ Titanium để gắn vào xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất. Phần trụ này sẽ bám chắc vào xương hàm, ngăn chặn tình trạng bị tiêu xương. Ở phía trên, mão sứ với màu sắc, hình dạng cùng kích thước tương tự như răng thật.
Sau khi cấy ghép Implant, ta có thể ăn nhai thoải mái mà không lo hư tổn răng bên cạnh. Đồng thời, những hậu quả do mất răng cũng được khắc phục, tính thẩm mỹ cao.
Trên đây là lời giải đáp về cách khắc phục khi bị mất 4 răng hàm cùng một vài thông tin cơ bản, cần thiết. Qua đây, hy vọng mọi người đã có cho mình những lưu ý và kiến thức phù hợp để áp dụng khi cần tới.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.