Tình trạng răng ê buốt khi uống nước lạnh là vấn đề nhiều người đặc biệt. Đây là triệu chứng báo động răng miệng đang nhạy cảm và nếu không điều trị, vấn đề sẽ ngày càng tồi tệ. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do và cách khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi uống nước lạnh.
Bạn đang đọc: Cách khắc phục tình trạng răng ê buốt khi uống nước lạnh
1. Lý do khiến răng ê buốt mỗi khi uống nước lạnh
Nhiều trường hợp, răng bị ê buốt sau khi uống nước lạnh là do yếu tố bẩm sinh. Khi đó, chỉ cần răng tiếp xúc nhẹ với đồ uống, thức ăn quá nóng hay quá lạnh cũng có thể khiến dây thần kinh cảm giác trong răng phản ứng mạnh.
Tuy nhiên bên cạnh đó, đa phần tình trạng răng nhạy cảm lại bắt nguồn từ những tác động bên ngoài, những thói quen hàng ngày.
1.1 Chải răng mạnh
Thao tác chải răng quá mạnh sẽ khiến lớp men răng bị bào mòn. Lâu ngày, điều này sẽ gây tổn thương tới nướu lợi. Sau đó, các dây thần kinh cảm giác trong răng sẽ bị tác động trực tiếp. Do đó, khi tiếp xúc với nước lạnh, răng sẽ có cảm giác bị ê buốt.
1.2 Thói quen nghiến răng
Chứng nghiến răng vào buổi đêm là một thói quen xấu. Nếu không sớm loại bỏ, hậu quả của thói quen này sẽ vô cùng nghiêm trọng với hàm răng. Lớp men răng sẽ bị mòn dần đi. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, ngà răng lộ ra khiến răng nhạy cảm hơn. Điều này dẫn đến khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống quá nóng hay quá lạnh răng sẽ thấy ê buốt.
1.3 Sử dụng kem đánh răng không phù hợp
Dù trong kem đánh răng thường chứa những thành phần tẩy trắng giúp đem tới nụ cười rạng rỡ. Thế nhưng, với một số loại có thành phần tẩy trắng quá mạnh sẽ khiến lớp men răng bị bào mòn. Và lâu ngày, răng sẽ dẫn đến bị nhạy cảm. Cảm thấy ê buốt khi uống nước lạnh khi đó là điều tất nhiên.
1.4 Cao răng
Nhiều trường hợp răng miệng gặp phải các vấn đề về cao răng hay những mảng bám, … Khi đó, chất axit tạo ra từ đó sẽ làm mất đi phần men răng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến răng trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn.
1.5 Bệnh lý về răng miệng
Răng mắc bệnh lý là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ê buốt răng khi uống nước lạnh. Một số loại bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, … chính là điển hình. Chúng sẽ khiến tình trạng răng miệng trở nên nhạy cảm hơn. Khi phần nướu răng bị tổn thương, nguy cơ rất cao sẽ khiến lộ ra phần chân răng. Từ đó, các tác nhân kích tích sẽ dễ xâm nhập, tiếp xúc trực tiếp với phần bên trong răng. Do đó, khi sử dụng nước lạnh, các dây thần kinh trong răng bị kích thích sẽ cho ra cảm giác ê buốt.
1.6 Răng bị sứt mẻ
Việc răng bị sứt mẻ có thể là hậu quả từ chấn thương. Điều này khiến một phần răng bị mẻ, lớp ngà răng sẽ lộ ra và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Khi phần nướu bị tổn thương, chân răng sẽ càng có nguy cơ bị lộ và gây ra hiện tượng dễ bị kích thích khi tiếp xúc với các tác nhân. Điển hình như nước lạnh, nước hoặc đồ ăn quá nóng, …
1.7 Ảnh hưởng từ điều trị nha khoa
Đôi khi, những phương pháp điều trị nha khoa cần tác động tới răng miệng. Do đó, nếu kĩ thuật của bác sĩ không chuẩn xác sẽ dễ dẫn tới tình trạng các bộ phận xung quanh trong khoang miệng cũng bị ảnh hưởng. Men răng bị tác động, bào mòn để lộ ra ngà răng. Lúc này, chỉ một tác động nhỏ cũng dễ khiến răng bị tổn thương.
2. Cách khắc phục tình trạng răng ê buốt khi uống nước lạnh
2.1 Phương pháp dân gian
2.1.1 Sử dụng trà xanh
Mỗi ngày nhai một lá trà xanh trong 5 phút giúp răng giảm tình trạng ê buốt
Trong thành phần của trà xanh có chứa hợp chất catechin, axit tannic, florua và nhiều thành phần khác. Những chất này giúp hỗ trợ hình thành lớp men protein cứng. Từ đó, răng sẽ được bảo vệ, các chất hòa tan canxi cũng được hạn chế.
Mỗi ngày nhai một lá trà xanh khoảng 5 phút rồi súc miệng lại nước sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Răng sẽ nhanh chóng giảm tình trạng bị ê buốt.
2.1.2 Sử dụng tỏi
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm ung thư vòm họng ở đâu?
Trong tỏi có chứa Fluor, Allicin giúp nhanh chóng hồi phục ngà răng bị tổn thương
Tỏi là loại thực vật có chứa Fluor, Allicin. Những chất này sẽ giúp phần ngà răng bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Từ đó, răng sẽ được bảo vệ, chống lại những tác nhân kích thích. Ví dụ như đồ ăn, đồ uống quá nóng, quá lạnh, đồ ăn nhiều gia vị, …
Để thực hiện phương pháp này, ta cần nhai 1 – 2 tép tỏi. Sau đó, hãy giữ tỏi ở vị trí có răng bị ê buốt từ 2 – 3 phút. Cuối cùng, ta súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện điều này 2 – 3 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả như mong muốn.
2.1.3 Sử dụng quả óc chó
Óc chó được biết đến là nguồn acid linoleic, canxi và phốt pho dồi dào. Những chất này sẽ giúp giảm sự kích thích tới các dây thần kinh của răng khi phải tiếp xúc với những đồ ăn, đồ uống quá lạnh, quá nóng.
Cách thức thực hiện phương pháp này không hề khó. Ta cần nhai khoảng 1 – 2 hạt óc chó trong 3 – 5 phút và từ từ nuốt xuống. Hãy kiên trì với phương pháp này tối thiểu 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả.
2.2 Phương pháp điều trị răng ê buốt
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?
Người bệnh cần điều trị nha khoa để dứt điểm tình trạng ê buốt răng
Vừa rồi là những phương pháp dân gian thường được áp dụng để điều trị tình trạng răng ê buốt khi uống nước lạnh. Tuy nhiên, tất cả đều không có căn cứ khoa học và không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng. Để dứt điểm vấn đề, người bệnh có thể tham khảo những cách điều trị nha khoa:
– Trám răng: Với những trường hợp bị ê buốt do răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành nạo phần răng đã bị sâu. Sau đó, các vật liệu chuyên dung sẽ được đắp lên để tạo hình lại răng. Những vật liệu được sử dụng cần đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ, màu sắc trùng màu răng thật.
– Bọc răng sứ: Phương pháp bọc răng sứ được thực hiện sẽ giúp bảo vệ răng thật khỏi những tác nhân gây kích thích. Răng thật sẽ được bác sĩ mài bớt. Sau đó, phần chụp sứ sẽ được chế tạo phù hợp riêng cho mỗi người bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp người bệnh mắc những bệnh lý không thể khắc phục bằng hàn trám thông thường.
Chúng ta đã vừa tìm hiểu về tình trạng răng ê buốt khi uống nước lạnh và cách khắc phục. Hy vọng, mọi người sẽ có thể áp dụng những kiến thức này khi cần thiết để chăm sóc hàm răng hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.