Răng lung lay tụt lợi là tình trạng khá thường gặp. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe răng miệng của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ rụng răng hàng loạt có thể xảy ra. Vậy làm sao để có thể khắc phục tình trạng tụt lợi làm răng lung lay?
Bạn đang đọc: Cách khắc phục tình trạng răng lung lay tụt lợi
1. Thế nào là tình trạng răng lung lay tụt lợi?
Tụt lợi là tình trạng bề mặt chân răng bị lộ khi lợi dần di chuyển về phía chóp răng. Khi phần chân răng bị lộ ra ngoài sẽ khiến dần bị mòn lớp men răng phía ngoài. Người bệnh sẽ thấy đau nhức, ê buốt răng.
Bệnh tụt lợi lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi thực hiện đánh răng, bệnh nhân sẽ rất dễ bị chảy máu chân răng. Ngoài ra, tụt lợi cũng khiến hơi thở xuất hiện mùi khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới công việc giao tiếp thường ngày.
Tình trạng tụt lợi là khi bề mặt chân răng bị lộ, lợi dần di chuyển về phía chóp răng
Tình trạng tụt lợi có thể chỉ xảy ra ở một vài răng hay thậm chí cả hàm răng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và bệnh được chia làm nhiều giai đoạn.
2. Những mức độ của răng lung lay tụt lợi
Tìm hiểu thêm: Hóa trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc
Tụt lợi có thể xảy ra với một răng hoặc toàn hàm
Những mức độ răng lung lay dẫn tới tụt lợi được chia dựa trên 3 giai đoạn:
2.1 Mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ là giai đoạn khi mới chớm bệnh. Khi này, bệnh chưa có biểu hiện nào rõ ràng nên thường khó để phát hiện. Bệnh nhân gần như chưa có cảm giác bị đau nhức hay khó chịu. Do đó, các hoạt động sinh hoạt, ăn uống vẫn diễn ra bình thường.
2.2 Mức độ nặng
Khi tình trạng tụt lợi tiến triển nặng hơn sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu có thể nhận thấy qua mắt thường. Cụ thể, phần lợi khi tụt xuống phía chóp răng, chân răng sẽ bị lộ ra nhiều hơn trước. Người bệnh cũng có thể dần cảm nhận thấy những cơn đau, ê buốt trên răng. Từ đó, sinh hoạt, ăn uống trở nên khó khăn hơn. Bệnh tụt lợi lúc này đã gây nhiều tổn thương ở trên răng. Lớp men răng bị mòn và răng đã yếu hơn trước.
2.3 Mức độ nghiêm trọng
Ở giai đoạn 3, mức độ nghiêm trọng tăng nhiều hơn. Bệnh lý có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng. Phần chân răng đã bị mòn nặng, xuất hiện nhiều kẽ hở lớn khiến dễ bị mắc dính thức ăn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau nhức nghiêm trọng, kéo dài. Khi đó, những biến chứng nặng và nguy hiểm có thể xuất hiện. Điển hình như biến chứng viêm tủy răng, viêm nướu lợi, lợi răng bị lung lay hay thậm chí răng bị gãy rụng.
3. Nguyên nhân của tình trạng răng bị lung lay, tụt lợi
Bệnh tụt lợi, răng lung lay có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và sang chấn. Sau đây là một vài nguyên nhân gây bệnh cụ thể:
– Tụt nướu do bệnh viêm nha chu: Khi đó, vi khuẩn sẽ dần phá hủy mô nướu cùng các tổ chức nâng đỡ răng. Từ đó, tình trạng co rút lợi hay tụt lợi răng lung lay sẽ xảy ra.
– Tích tụ cao răng dày: Khi những mảng bám cao răng không kịp thời được loại bỏ mà để tích tụ nhiều trên phần nướu răng sẽ dần khiến mô nướu tổn thương dẫn tới co rút lại.
– Thay đổi nổi tiết tố ở phụ nữ: Khi bước vào giai đoạn dậy thì hay mang thai thì nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi. Khi đó, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị những vi khuẩn gây hại tác động.
– Sang chấn: Những tình trạng bị sang chấn khớp cắn, răng xô lệch hoặc sang chấn do đánh răng sai kỹ thuật sẽ tác động tới lợi, xương hàm. Từ đó, tình trạng tụt lợi sẽ dần hình thành.
– Thói quen xấu: Một số những thói quen xấu như nghiến răng, hút thuốc lá, … có thể gây tụt lợi.
4. Những ảnh hưởng từ răng lung lay tụt lợi
Tụt lợi làm răng lung lay không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ mà còn cả chất lượng sống và sức khỏe răng miệng. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy cơ bị gãy, mất răng khá cao.
Bên cạnh đó, người bị tụt lợi dẫn tới răng lung lay còn thường xuyên bị chảy máu chân răng. Phần lợi sẽ sưng đỏ, răng trở nên nhạy cảm, ê buốt và khó chịu khi ăn uống. Điều này dẫn tới ăn uống không ngon miệng, chán ăn và lâu ngày sẽ dẫn tới thiếu dinh dưỡng.
Ngoài ra, những trường hợp bị tụt lợi và răng lung lay nếu như do lợi bị nhiễm trùng thì ổ viêm có thể sẽ lan sang những khu vực lân cận. Từ đó bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng máu, các chức năng, hoạt động của các cơ quan khác bị ảnh hưởng.
5. Phương pháp khắc phục tụt lợi làm răng lung lay
>>>>>Xem thêm: Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị
Trường hợp bị tụt lợi nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép lợi
Dù cho mới chớm bị hay đã chuyển sang giai đoạn nặng thì người bị tụt lợi khiến răng lung lay vẫn cần tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Với tình trạng bị tụt nướu nhẹ, ta chỉ cần được làm sạch sâu vị trí chân răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ những mảng bám, cao răng ở dưới nướu. Tiếp đó, những dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng để làm trơn, mượt bề mặt chẩn răng, lợi bám chặt hơn vào răng.
Nếu trong tình trạng lợi đã bị tụt quá sâu, chân răng bị lộ nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép lợi. Bệnh nhân có thể được tiến hành ghép lợi tự thân hay ghép tổ chức liên kết biểu mô và che đi phần chân răng lộ ra. Nhờ đó, răng sẽ được nằm vững trên nướu, ngăn chạn tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Để cho hiệu quả điều trị được duy trì, đảm bảo an toàn, ta cũng cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp:
– Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn, chải răng đúng cách.
– Không sử dụng tăm nhọn để xỉa răng, điều này sẽ khiến những tổn thương cho nướu nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, ta nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
– Sử dụng nước muối sinh lý , nước muối loãng ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn.
– Thực hiện và duy trì thói quen khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm sau điều trị.
Vừa rồi ta đã tìm hiểu về tụt lợi răng lung lay và phương pháp điều trị. Mọi người hãy lưu lại để giúp việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân và gia đình tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.