Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng phương pháp

Nếu bạn đang có ý định sàng lọc ung thư cổ tử cung và băn khoăn không biết cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào, thì bài viết này sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi đó.

Bạn đang đọc: Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng phương pháp

1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Thống kê cho thấy, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 4000 ca mắc ung thư cổ tử cung. Trong đó có hơn 2000 ca tử vong, đủ để cho thấy căn bệnh trên nguy hiểm như thế nào.

Ung thư cổ tử cung cũng giống như nhiều loại ung thư khác. Ở những giai đoạn đầu của bệnh, gần như không có biểu hiện gì ra bên ngoài nên thường rất khó nhận biết. Do đó, hầu hết những trường hợp phát hiện bị mắc ung thư cổ tử cung đều đã ở giai đoạn muộn và rất khó điều trị. Cách duy nhất để phát hiện sớm cũng như phòng ngừa căn bệnh trên được áp dụng trong y học hiện nay chính là thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.

Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng phương pháp

Ung thư cổ tử cung đã và đang lấy đi tính mạng của hàng triệu phụ nữ

2. Tầm soát ung thư cổ tử cung quan trọng như thế nào?

Có thể nói, ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong những căn bệnh gây tử vong và vô sinh hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vú về độ phổ biến trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Do đó, thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm là vô cùng quan trọng.

Được biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh trên là do nhiễm Virus HPV. Một người phụ nữ trưởng thành nếu nhiễm phải loại virus này sẽ mất khoảng 10-15 năm để tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên một số ít trường hợp thì khoảng thời gian này rút ngắn còn từ 1-2 năm.

Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm thì tỉ lệ chữa trị thành công càng tăng:

– Ở giai đoạn 1, tỷ lệ điều trị khỏi là 85 – 90%

– Giai đoạn 2 là khoảng 75%

– Tỉ lệ ở giai đoạn 3 là từ 30 – 40%

– Ở giai đoạn 4 là dưới 15%

Ngoài ra, tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh. Có 3 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến:

– Xét nghiệm Pap smear

– Xét nghiệm Thinprep pap

– Xét nghiệm HPV

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng phương pháp

Phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân

3. Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến theo từng phương pháp sàng lọc ung thư

Mỗi một phương pháp thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung lại có cách thực hiện khác nhau:

3.1. Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung trong xét nghiệm PAP SMEAR

Phương pháp xét nghiệm Pap Smear được thực hiện tại phòng lấy mẫu dành riêng cho phụ nữ, bác sĩ sẽ là người trực tiếp thực hiện, quy trình này chỉ mất vài phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thoát y từ thắt lưng trở xuống, do đó trong lần đầu thực hiện bạn có thể sẽ cảm thấy ngại ngùng. Tuy nhiên đừng lo lắng vì quy trình diễn ra rất nhanh gọn và an toàn.

Để thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bạn cần nằm ngửa trên giường bệnh, thả lỏng, đầu gối co lại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào bên trong âm đạo. Mỏ vịt sẽ giúp mở rộng và cố định thành âm đạo để bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong.

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một loại bàn chải đặc biệt và một dụng cụ giống như chiếc thìa để thực hiện phết cổ tử cung. Mẫu vật sau đó được đưa vào phòng thí nghiệm soi chiếu trên lam kính để phân tích và đưa ra kết quả.

3.2. Xét nghiệm Thinprep Pap

Đối với phương pháp Thinprep Pap cũng cần thực hiện lấy tế bào tử cung. Tuy nhiên không giống như phương pháp Pap Smear là phết tế bào cổ tử cung lên lam kinh để làm tiêu bản như thông thường, mà sau khi có được các tế bào cổ tử cung, mẫu vật sẽ được cho vào một lọ chất lỏng có tên là Thinprep.

Sau đó, lọ chất lỏng này sẽ được chuyển vào phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản một cách tự động. Máy Thinprep có bộ vi xử lý tiên tiến sẽ tạo ra sự phân tán đồng đều giúp phá hủy các tế bào máu, các chất nhầy và mảnh vật chất không có tác dụng trong chẩn đoán. Sau đó, trộn kỹ các mẫu xét nghiệm để có những tiêu bản đạt chuẩn, các tế bào sẽ được dàn đều trên phiến đồ và giúp các bác sĩ có thể phân tích và đọc kết quả chính xác hơn.

Cách lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng phương pháp

>>>>>Xem thêm: Cách khiến con thông minh từ trong bụng mẹ

Mỗi phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung có cách thực hiện là khác nhau

4. Khi nào nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, phụ nữ trên 21 tuổi, khi đã có quan hệ tình dục,… thì đều có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung, trong đó độ tuổi phổ biến nhất là khoảng 35-44 tuổi. Tần suất tầm soát ung thư cũng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như loại xét nghiệm mà các chị em lựa chọn, cụ thể:

– Người từ 21-29 tuổi: 1-3 năm/1 lần đối với xét nghiệm Pap Smear hay Thinprep nếu kết quả bình thường, xét nghiệm HPV không được khuyến cáo thực hiện ở độ tuổi này.

– Độ tuổi từ 30-65 tuổi: Khi thực hiện xét nghiệm Pap Smear hoặc Thinprep nếu kết quả bình thường thì tần suất sẽ là 3 năm/lần. Còn xét nghiệm HPV là 5 năm/lần nếu kết quả với virus trên là âm tính.

– Người trên 65 tuổi nếu cơ thể không có điểm gì bất thường hoặc có kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, nếu chị em có biểu hiện gì bất thường liên quan đến bộ phận sinh dục cần đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ngay.

Nếu bạn đang ở Hà Nội và không biết nên lựa chọn cơ sở y tế nào thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn. TCI với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh. Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn sở hữu các cơ sở tọa lạc tại những vị trí đắc địa trên nội thành Hà Nội, cung cấp đầy đủ nhu cầu sức khỏe cho mọi người dân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *