Cách nằm giảm đau bao tử mà ai cũng cần biết

Lưu ý cách nằm giảm đau bao tử giúp bạn giảm bớt được các triệu chứng, hạn chế bệnh tái diễn vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Bạn đang đọc: Cách nằm giảm đau bao tử mà ai cũng cần biết

1. Tại sao cần lưu ý cách nằm giảm đau bao tử

Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đau bao tử do trào ngược dạ dày về đêm là do tư thế nằm ngủ. Nằm sai tư thế khi ngủ có thể khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Kết hợp với rối loạn nhu động của dạ dày, thực quản khiến dịch vị dạ dày bị đẩy lên thực quản. Điều này dẫn đến đau bụng, ho, đau rát thậm chí là khó thở khi ngủ. Giấc ngủ không ngon ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Cách nằm giảm đau bao tử mà ai cũng cần biết

Nằm đúng tư thế giảm tình trạng trào ngược dạ dày

2. Khi nào cần áp dụng cách nằm giảm đau bao tử

Thông thường, khi mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản thì bạn cần lưu ý về tư thế nằm ngủ để hạn chế các triệu chứng về đêm. Để xác định xem bạn có đang bị trào ngược hay không có thể quan sát các triệu chứng sau:

2.1 Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu của trào ngược dạ dày. Kèm với ợ hơi là nóng rát ở vùng thượng vị dạ dày lan đến cổ. Ợ chua cũng sẽ kèm với ợ hơi và nóng rát khiến người bệnh cảm thấy chua và đắng trong miệng. Triệu chứng này của bệnh trào ngược thường là sau khi ăn, bị đầy bụng hoặc khó tiêu. Bởi vậy nên cần nằm đúng cách để giảm bớt ợ hơi, giúp các biểu hiện không trầm trọng hơn.

2.2 Buồn nôn và nôn

Khi acid dạ dày bị đẩy ngược lên họng và miệng sẽ kích thích niêm mạc thực quản gây ra cảm giác buồn nôn. Người bệnh có thể cảm thấy cơn buồn nôn đến bất cứ khi nào. Tuy nhiên thường rõ rệt nhất là vào ban đêm vì sai tư thế ngủ. Lúc này các dây thần kinh giao cảm cũng hoạt động tích cực hơn thông thường.

2.3 Đau tức thượng vị

Khi bị trào ngược, người bệnh dễ cảm thấy đau tức bụng, đặc biệt là vùng thượng vị đau lan ra lưng và cánh tay. Nguyên nhân là do acid dạ dày bị đẩy ngược lên trên, kích thích các đầu mút sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc. Cơ quan cảm ứng tại thực quản sẽ cảm thấy đau và đưa ra dấu hiệu. Đau bụng vào ban đêm cũng là lúc cơ thể báo hiệu bạn cần đổi tư thế nằm để dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm người trào ngược dạ dày thực quản không nên bỏ qua

Cách nằm giảm đau bao tử mà ai cũng cần biết

Nằm ngửa là cách nằm rất tốt cho hệ tiêu hóa

3. Cách nằm giảm đau bao tử tốt nhất

3.1 Nằm ngửa là cách nằm giảm đau bao tử

Nằm ngửa là một trong những tư thế nằm tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây cũng là tư thế ngủ rất tốt cho người bị bệnh đường tiêu hóa nói chung. Bạn nằm ngửa với gối kê cao đầu sẽ giúp cho dạ dày được hạ thấp hơn so với thực quản. Từ đó hạn chế dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây đau.

Với những người bị trào ngược nặng thì có thể kê 2 chân giường ở phía đầu giường cao hơn khoảng 25-30cm. Cách này vô cùng hiệu quả với việc giảm trào ngược vào ban đêm, đã được giới y khoa xác nhận. Khi nằm ngửa, cột sống cũng được duỗi thẳng và thư giãn. Giảm các cơn đau do chấn thương, vết thương hoặc các bệnh mãn tính trên cơ thể.

3.2 Nằm nghiêng sang bên trái

Nằm nghiêng sang trái là cách nằm giảm đau bao tử hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Khi bạn nằm nghiêng về trái, dạ dày và tuyến tụy được duy trì tại vị trí thấp hơn so với vùng thực quản, hạn chế trào ngược dạ dày. Nằm nghiêng người về trái cũng giúp cho quá trình chất thải chuyển từ ruột non vào ruột già nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tư thế nghiêng bên trái cũng ngăn chặn acid dạ dày đẩy lên thực quản. Giảm hẳn hiện tượng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.

4. Cách nằm không nên áp dụng để giảm đau bao tử

4.1 Nằm úp không phải cách nằm giảm đau bao tử

Một trong những tư thế người bị đau bao tử, trào ngược dạ dày nên tránh đó chính là nằm úp. Đặc biệt là ở người thừa cân, béo phì cần lưu ý tránh tư thế này khi ngủ. Nằm úp khiến dạ dày bị chèn ép nhiều, vô tình khiến cho bụng đau hơn, dịch vị dạ dày dễ trào lên hơn. Các cơn ợ nóng và ợ chua xuất hiện khi ngủ do dạ dày bị chèn ép khiến acid và các loại thức ăn bị đẩy lên trên.

4.2 Nằm nghiêng quay về bên phải

Tư thế nằm nghiêng quay về bên phải có nguy cơ làm tăng trào ngược dịch vị dạ dày. Thay vào đó, người bệnh có thể tập thói quen nằm nghiêng quay về bên trái sẽ giúp ích cho tiêu hóa hơn.

Cách nằm giảm đau bao tử mà ai cũng cần biết

>>>>>Xem thêm: Quy trình phẫu thuật thoát vị bẹn

Bên cạnh áp dụng tư thế nằm đúng, cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt để giảm đau bao tử

5. Cách làm giảm đau dạ dày tại nhà

Ngoài việc lưu ý về các cách nằm giảm đau bao tử, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp để làm giảm cơn đau tại nhà:

5.1 Chườm ấm

Chườm ấm lên khu vực bị đau là cách làm giảm đau vô cùng hiệu quả. Nhiệt ấm có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, giảm sự co bóp của dạ dày. Xoa dịu cơn đau bụng đáng kể. Ngoài ra bạn cũng có thể massage vùng bụng để làm dịu cơn đau.

5.2 Tránh xa chất kích thích

Khi bị đau dạ dày, điều quan trọng là người bệnh nên tránh xa các loại chất kích thích như cồn, caffeine… Tránh tạo áp lực cho dạ dày, khiến cơn đau trở nên tệ hơn. Thuốc lá có khả năng tác động xấu tới dạ dày. Nicotine trong thuốc lá có thể kích hoạt sản sinh cortisol tạo nguy cơ hình thành vết loét bao tử.

5.3 Bổ sung nước cho cơ thể

Nôn và tiêu chảy kèm đau dạ dày có thể gây mất nước. Mất nước liên quan đến sự thất thoát điện giải, khiến lượng dịch trong cơ thể hao hụt. Đồng thời mất nước cũng ảnh hưởng đến độ nhanh nhạy và chính xác của hệ thần kinh. Bởi vậy nên bạn cần bổ sung nước nếu đang bị đau bụng. Bên cạnh đó có thể ăn thêm nhiều rau củ quả có chứa chất điện giải tự nhiên như natri và kali.

Trên đây là các gợi ý cách nằm giảm đau bao tử mà bạn cần biết. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt thì tư thế nằm ngủ là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ cải thiện tình trạng. Nếu như tình hình vẫn không khả quan, bạn gặp phải các cơn đau bụng liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Liên hệ tới hotline 1900558892 của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *