Thời kỳ ăn dặm của bé là trải nghiệm vô cùng thú vị, ý nghĩa với cả mẹ và bé. Làm thế nào để nấu các món cháo dinh dưỡng vừa thơm ngon, bổ dưỡng, vừa hợp với từng giai đoạn phát triển của con luôn là trăn trở của hầu hết các bà mẹ trẻ. Cùng tham khảo cách nầu các món cháo dinh dưỡng cho bé dưới đây để việc nấu ăn cho bé trở nên dễ dàng và đầy thú vị.
Bạn đang đọc: Cách nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé
Cách nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé
1.Cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm, tập làm quen với các loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn với số lượng ít, loãng và ưu tiên các loại rau, củ, quả. Dưới đây là cách nầu các món cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi.
Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ mới ăn dặm.
- Bí đỏ nghiền: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ bí đỏ rồi luộc/hấp chín mềm và xay mịn. Bí sau khi nghiền cho vào nồi, thêm nước sao cho đạt độ loãng phù hợp (có thể dùng luôn nước luộc bí), quấy đều rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi 1 vài phút là được. Ngoài ra, mẹ có thể hấp thêm khoai tây rồi làm tương tự để được món cháo bí đỏ, khoai tây cũng rất thơm ngon! Mẹ có thể cho sữa mẹ hoặc sữa công thức vào bí đã nghiền để có món bí đỏ trộn sữa thơm, ngon, béo ngậy cho bé thưởng thức,
- Khoai lang nghiền trộn sữa mẹ/sữa công thức: Mẹ chuẩn bị 1 củ khoai lang cỡ nhỏ, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ, ngâm vài phút trong nước cho hết nhựa, vớt ra để ráo. Cho khoai vào nồi hấp/luộc tới chín mềm, nghiền qua rây cho nhuyễn mịn rồi thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức trộn đều đến khi sánh mịn và cho bé ăn.
- Cháo cải ngọt + đậu phụ non: Cải ngọt (có thể thay thế bằng cải chíp, cải bắp hay rau lá xanh theo mùa) đem nhặt rửa sạch, luộc chín mềm rồi cắt nhỏ, nghiền qua rây. Đậu phụ non chần qua nước sôi rồi nghiền tương tự rau cải. Trộn đều hỗn hợp rau với đậu phụ, có thể thêm nước luộc rau để đạt độ sánh mong muốn. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi sôi vài phút thì bắc xuống, để nguội rồi cho bé ăn.
- .Đậu Hà Lan nghiền sữa: Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Dùng thìa nghiền đậu qua rây (có thể cho vào máy xay xay thật mịn rồi lọc qua rây), thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào phần đậu nghiền, trộn đều để được hỗn hợp thật sánh mịn và cho bé ăn.
2.Cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vẫn cần được chế biến thật mềm, mịn nhưng con đã có thể ăn đặc hơn một chút so với thời điểm 6 tháng.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vẫn cần được chế biến thật mềm, mịn nhưng con đã có thể ăn đặc hơn một chút so với thời điểm 6 tháng.
Về nguyên liệu, ngoài cháo, bánh mì, bột mì, đậu nành và rau củ, tháng này bé đã có thể ăn được cá có thịt màu trắng, cá mòi, cá hồi, cá ngừ và 1 chút hải sản (trai, hến, sò); ngoài ra trứng (lòng đỏ), thịt gà (phần ức), đậu phụ mềm, phomat, sữa chua không đường, cà chua, chuối cũng được dùng khi chế biến thực đơn cho bé 7 tháng.
Mẹ cũng đừng bỏ qua quả bơ, táo, nấm, rong biển, dầu oliu và dầu vừng dù thời điểm này bé mới chỉ ăn được 1 chút.
- Cháo cá – cà rốt: Khi bé đã quen dần với các loại rau, mẹ có thể tập cho con ăn thêm thịt động vật, bắt đầu với cá có thịt màu trắng. Món cháo cá cà rốt được chế biến như sau: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ, đem hấp chín rồi nghiền qua rây. Cá hấp chín kĩ, lọc bỏ xương cẩn thận rồi cho vào cối giã nhỏ mịn. Cho cà rốt, cá vào nồi cháo trắng đã nghiền, quấy đều và đun sôi nhỏ lửa trong vài phút. Tắt bếp, cho dầu ô liu hoặc dầu óc chó vào, đợi cháo nguội rồi cho bé ăn.
- Cháo cá – rau cải: Mẹ có thể dùng cá hồi, cá mòi, cá ngừ hay các loại cá có thịt trắng khác đem hấp/luộc kĩ cá, gỡ sạch xương rồi giã cho nhỏ mịn. Rau cải nhặt rửa thật sạch, ngâm qua nước muối rồi luộc chín mềm, cắt nhỏ rồi nghiền qua rây để loại bỏ phần xơ khiến bé khó nuốt. Trộn cá, rau vào cháo loãng đã nghiền mịn qua rây (có thể thêm nước dùng để đạt độ sánh đặc phù hợp), đun cháo trên bếp và quấy thật đều trên lửa nhỏ đến khi sôi 1 lúc là được. Mẹ tắt bếp, cho dầu ăn vào, múc cháo ra đĩa cho nguội bớt rồi cho bé ăn, không cần thêm bất cứ loại gia vị gì.
- Cháo cá hồi nấu bắp cải/cà chua (có thể thay bằng cá quả, cá chép,… cũng được): Cá hấp/luộc chín kĩ, bỏ sạch xương và giã mịn. Cà chua chần qua nước sôi, lột vỏ, cắt nhỏ rồi nghiền nhuyễn, lọc qua rây. Nếu dùng bắp cải thì mẹ ngâm rửa sạch, luộc chín mềm rồi cắt nhỏ, nghiền qua rây. Trộn cà chua/bắp cải và cá vào cháo loãng đã nghiền mịn, đặt lên bếp và quấy đều đến sôi, hạ lửa nhỏ cho cháo sôi thêm vài phút là có thể tắt bếp, cho dầu ăn, đợi cháo nguội thì cho bé ăn.
- Cháo cá hồi – bí đỏ – khoai tây: Khoai tây và bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ, luộc mềm; đem nghiền qua rây cho mịn. Cá hồi hấp chín kĩ rồi bỏ xương, da, đem giã nhỏ. Trộn hỗn hợp cá, khoai tây và bí đỏ cùng với cháo loãng đã nghiền mịn, quấy đều đến khi sôi trên bếp, hạ lửa nhỏ đun thêm vài phút là được, tắt bếp cho dầu ăn vào, đợi cháo nguội thì cho bé thưởng thức.
- Bơ nghiền sữa mẹ/ sữa công thức: Dùng nửa quả bơ cỡ nhỏ, nạo lấy thịt bơ rồi nghiền nhuyễn cùng khoảng 60ml sữa mẹ/sữa công thức là mẹ đã có bữa ăn rất ngon lành cho bé rồi.
3.Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Khi bé được 8 tháng tuổi, các mẹ vẫn nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa bột bởi vì đây chính là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Các món ăn đặc trong giai đoạn này chỉ đóng vai trò như một món ăn bổ sung với số lượng rất ít. Các món cháo ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi: Sau đây là một số món ăn gợi ý cho bé từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào món ăn hàng ngày cho bé yêu .
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật tuyến giáp không sẹo
Mẹ nên đa dạng các món cháo cho bé để bé được nếm nhiều mùi vị khác nhau
- Cháo thịt heo bí đao: Nguyên liệu: Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh, Bí đao (Gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Dầu ăn: 1 muỗng canh, Nước mắm: Có thể thêm một ít, tuy nhiên mẹ có thể cho bé ăn không cần nêm thêm gia vị trong giai đoạn này. Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo), Cách chế biến: Hòa thịt với nước cho tan đều. Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào. Đun đến khi bí mềm thì nhắc xuống và để cho bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, thêm nước mắm (nếu cần) và cho bé thưởng thức.
- Cháo thịt heo, nấm rơm: Nguyên liệu: Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh, Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Dầu ăn: 1 muỗng canh, Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo), Cách chế biến: Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo. Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt. Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
- Cháo cá cà rốt: Nguyên liệu: Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh, Cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh, Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh, Dầu ăn: 1 muỗng canh, Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo), Cách chế biến: Đổ bột vào nước ấm khuấy đều cho đến khi bột mịn nhuyễn. Trộn cá, cá rốt, nước nắm, dầu ăn vào bột đã pha (hoặc cháo) và cho bé thưởng thức.
- Cháo thịt heo cải ngọt: Nguyên liệu: Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh, Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh, Dầu ăn: 1 muỗng canh, Nước mắm: một ít, Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo), Cách chế biến: Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho cải ngọt vào nấu chín mềm, bắc xuống để bớt nóng. Trộn vào cháo hoặc bột, thêm dầu ăn và nước mắm rồi cho bé thưởng thức.
4.Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 9-12 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho con từ 9 đến 12 tháng tuổi bạn cần chú trọng đổi món cho bé liên tục, bé được ăn từ cháo, mì, súp, bánh mì… Thành phần hầu hết các món rất đa dạng, luôn bao gồm cả 3 nhóm thực phẩm là: tinh bột (gạo tẻ, mì, bánh mì), rau củ quả và nhóm chất đạm (thịt lợn, thịt gà, thịt bò…). Các món được nấu tăng dần độ đặc và độ thô để tập thói quen nhai và nuốt cho bé. Các món cháo ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi như sau:
>>>>>Xem thêm: 10 công dụng phòng, chữa bệnh từ củ cải
Thực đơn ăn dặm cho con từ 9 đến 12 tháng tuổi bạn cần chú trọng đổi món cho bé liên tục, bé được ăn từ cháo, mì, súp, bánh mì…
- Cháo sườn – Hột gà (1 chén cho 200 calo): Nguyên liệu: Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy), Sườn non heo: 3 – 4 miếng, Hột gà: 1 lòng đỏ, Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê), Nước: 250ml (1 chén đầy), Nước mắm: Một ít, Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.
- Cháo óc heo – đậu Hà Lan (1 chén cho 229 calo) cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm: Nguyên liệu: Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy) Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh), Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy), Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê), Nước mắm: Một ít, Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. Óc heo b ỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín. Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.
- Cháo gan gà – Khoai lang bí cho bé: Nguyên liệu: Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy), Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh), Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt), Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê), Nước mắm: Một ít, Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.
- Cháo cật heo – cải trắng cho bé 9 tháng tuổi Nguyên liệu: Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy), Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo), Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh), Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê), Nước: 250ml (1 chén đầy), Nước mắm: Một ít, Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước thành cháo. Cật heo băm nhuyễn, cảo bắc thảo xắt nhuyễn. Cho cật heo và cải bắc thảo vào cháo đun sôi khoảng 2 – 3 phút cho chín. Cho thêm hành ngò xắt nhuyễn nếu bé thích. Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn khuấy đều Súp bông cải xanh cho bé ăn dặm, Nguyên liệu: Bông cải xanh, nước. Cách chế biến: Bông cải rửa sạch, cắt vừa miếng, hấp hoặc luộc với một ít nước. Đun từ 3-5 phút cho mềm và vẫn giữ màu xanh sáng. Xay bông cải xanh đã nấu chín, thêm một chút nước, xay nhuyễn là được.
- Nấu Súp khoai lang cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm: Nguyên liệu: 2 củ khoai lang to, 1 củ hành tây, 4 chén nước dùng gà, gia vị, dầu ăn hoặc bơ. Cách chế biến: Hành tây lột vỏ thái nhỏ. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Đun nóng dầu ăn, xào hành tây chín mềm thì cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm. Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun sôi và nhỏ lửa chừng 25 phút. Khoai chín mềm, bạn nhấc xuống khỏi bếp, để nguội dùng máy xay, xay nhuyễn là được.
- Súp cá hồi khoai tây: Nguyên liệu: Cá hồi phi lê có da, khoai tây, củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream) dầu ô liu, gia vị. Cách chế biến: Khoai tây xắt hạt lựu, hành tây, hành ta thái mỏng thoanh tròn, cá hồi thái khúc vừa ăn. Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa. Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon, cho cá vào nồi khoai tây. Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp. Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.
- Súp gà nấm cho bé ăn dặm: Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml. Cách chế biến: Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về cách nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé, bạn đọc có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.