Làm thế nào để con ăn ngoan, ăn ngon và nhanh tăng cân, tăng trưởng chiều cao là điều các bà mẹ trẻ đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây đề cập đến cách nấu cháo dinh dưỡng giúp trẻ mau ăn chóng lớn, các mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống của con em mình.
Bạn đang đọc: Cách nấu cháo dinh dưỡng giúp trẻ mau ăn chóng lớn
Cách nấu cháo dinh dưỡng giúp trẻ mau ăn chóng lớn
Cháo lươn cà rốt
Cháo lươn là món ăn rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương. Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Thịt lươn giàu thành phần dinh dưỡng như chất đạm, béo, là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào.
Cháo lươn là món ăn rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương.
Nguyên liệu:
– 25 g gạo tẻ
– 10 g thịt lợn
– 20 g cà rốt
– Một con lươn sống loại vừa.
Cách làm:
– Sơ chế lươn, sau đó cho vào nồi hấp hoặc luộc chín, tách lấy phần thịt, băm nhỏ.
– Cà rốt rửa sạch, xắt nhỏ.
– Gạo cho vào nồi nấu cháo cùng cà rốt đến khi mềm thì trút lươn vào nấu tiếp. Nêm gia vị vừa ăn rồi đun thêm khoảng 7 đến 10 phút. Tắt bếp, để nguội khoảng 2 phút rồi đút cho trẻ ăn từng ít một.
Cháo thịt gà nấu bí đỏ
Cháo thịt gà giúp lưu thông khí huyết, ăn ngon miệng. Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm kết hợp với nhau giúp cơ thể lưu thông khí huyết, trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Nguyên liệu:
– 50 g thịt gà
– 50 g bí đỏ
– 80 g gạo tẻ
Cách làm:
– Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ.
– Bí đỏ hấp và tán nhuyễn.
– Gạo tẻ vo sạch bỏ vào nổi nấu cháo. Đổ bí đỏ và thịt gà vào ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý: Cho trẻ ăn khi cháo còn ấm sẽ giữ được hương vị và giúp trẻ ăn ngon hơn.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây nóng bừng ở tuổi 30
Cháo thịt hoặc xương nấu cùng đậu cô ve
Cháo thịt hoặc xương nấu cùng đậu cô ve
Nguyên liệu:
– Gạo tẻ 25 g
– Đậu 30 g
– Thịt 20 g
Cách làm:
– Thịt heo và đậu xay nhuyễn. Đối với xương thì ninh lấy nước dùng để nấu cùng gạo.
– Sau khi gạo được nấu thành cháo trắng đặc, cho thịt heo và đậu xay nhuyễn vào nấu khoảng 2 phút. Nêm gia vị vừa miệng và tắt bếp. Lưu ý: Không nên nấu kỹ quá sẽ khiến đậu mất đi vitamin.
Cháo cua
Nguyên liệu:
– Bột gạo 20 g
– Bột bông cải 20 g
– Bột năng 5 g
– Cua một con vừa.
Cách làm:
– Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn rồi hòa với ít nước cho tan đều.
– Đổ nước và bột năng vào nồi, khuấy cho tan đều rồi bật lửa nấu cho chín.
– Cho bột gạo và cua vào đảo đều khoảng 2 phút.
– Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp. Nên cho trẻ thưởng thức món này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu là gì?
Món cháo này có tính mát, thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.
Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh
Món cháo này có tính mát, thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.
Nguyên liệu:
– Gạo tẻ 25 g
– Tôm 2 con lớn
– Một bẹ cải thảo hoặc 10 g cải xanh
Cách làm:
– Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu thành cháo trắng đặc.
– Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt, giã nhỏ.
– Cho tôm vào nồi xào sơ qua cùng hành tím.
– Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho vào nồi xào cùng tôm.
– Chờ cháo chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.