Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là bệnh trái rạ, bệnh đã từng bị nhầm lẫn với đậu mùa trong một thời gian dài trước thế kỷ 19. Bệnh đã từng phổ biến ở trẻ em lứa tuổi dưới 10 tuổi cho đến khi vắc xin thủy đậu được tìm ra và được tiêm rộng rãi trên khắp thế giới. Cách nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ và những lưu ý gì khi điều trị? Cùng theo dõi!
Bạn đang đọc: Cách nhận biết bệnh thủy đậu và lưu ý khi điều trị
1. Đại cương bệnh thủy đậu
1.1. Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu bị gây ra bởi sự tấn công của virus varicella-zoster. Loại virus này có kích thước trong khoảng 150 đến 200 nm. Trẻ khi mắc bệnh sẽ xuất hiện phát ban đỏ khắp người, những ban đó phát triển thành mụn bên trong có chứa dịch, có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy. Những trẻ nhỏ, thậm chí là người lớn chưa được tiêm vắc xin có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao nếu sống trong vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm xuất hiện từ rất lâu
Theo y văn ghi nhận, bệnh thủy đậu đã xuất hiện và được ghi nhận từ thời cổ đại. Nhưng y học thời đấy vẫn nhầm lẫn với bệnh đậu mùa nhẹ. Đến năm 1765, bệnh thủy đậu được đặt tên là Varicella và đến tận 2 năm sau thì bác sĩ William Heberden mới chứng minh được bệnh đậu mùa và thủy đậu là hai bệnh khác nhau. Đến năm 1875, các nhà khoa học đã khẳng định bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm. Năm 1972, vắc xin thủy đậu được phát triển trực tiếp bởi nhà virus học Nhật Bản Michiaki Takahashi.
1.2. Thủ phạm gây ra bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền trực tiếp thông qua đường hô hấp như ho, hắt xì và lây truyền gián tiếp thông qua việc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, nước ở mụn vỡ ra. Sau đó, virus gây bệnh bằng cách thâm nhập vào đường hô hấp trên, đường tiêu hóa hoặc mắt (hiếm gặp). Loại virus thủy đậu này có thể lây lan cho những người xung quanh chỉ trong vòng từ 1 đến 2 ngày trước khi thấy xuất hiện mụn nước. Khi tất cả mụn nước trên người bệnh nhân đóng vảy thì virus mới ngừng lây lan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần nguyên nhân gây bệnh là do trẻ tiếp xúc với người bệnh.
1.3. Cách nhận biết bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn
Sau quãng thời gian từ 10 đến 21 ngày tiếp xúc với virus thủy đậu, trẻ có những triệu chứng như nổi mụn nước trên da niêm mạc, ngứa ngáy, phát ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 3-4 ngày. Bệnh thủy đậu kéo dài từ khoảng 5 cho đến 10 ngày. Ngoài triệu chứng bên ngoài da, trẻ khi mắc thủy đậu có thể có những triệu chứng như: sốt, đau đầu, ăn không ngon, mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc.
Tìm hiểu thêm: 9 loại thực phẩm giúp trẻ tăng cân nhanh
Mỗi giai đoạn bệnh có những biểu hiện bệnh khác nhau
– Ủ bệnh
Virus gây nên bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 2 cho đến 3 tuần. Tùy vào sức đề kháng của đối tượng bị nhiễm bệnh yếu hay khỏe mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau. Trung bình từ 10 đến 20 ngày.
– Phát bệnh
Thời điểm phát bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, đau cơ, sốt nhẹ, chảy nước mũi, nôn ói và đau họng. Một vài ngày sau đó, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện những mẩn ngứa có màu đỏ ở khắp nơi trên cơ thể. Những nốt đỏ này thường có đường kính vài mm. Những nốt đỏ xuất hiện đầu tiên ở vùng mặt, mắt rồi sau đó lan dần ra khắp thân thể trẻ. Có một số trẻ khi bị thủy đậu giai đoạn này còn bị nổi hạch sau tai và bị viêm họng.
– Toàn phát
Những nốt đỏ phát triển thành các mụn có nước bên trong trong vong 1 ngày sau đó với đường kính nốt mụn khoảng 1-3mm. Bên trong mụn là các dịch nhầy trong hoặc màu trắng đục. Nếu như trẻ bị bội nhiễm thì dịch bên trong nốt mụn sẽ chuyển thành mủ. Ở những khu vực ít bị tì đè chạm vào sẽ ít có nốt hơn. Những vùng như mặt và chân tay có thể xuất hiện mụn dày đặc. Mụn thủy đậu mọc thành từng đợt trên vùng da, đợt này mọc nối tiếp đợt khác nên có thể quan sát thấy trên mỗi vùng da có thế xuất hiện nhiều dạng mụn từ mới cho đến cũ. Trên cơ thể trẻ bị thủy đậu có thể xuất hiện số lượng mụn lên đến hàng trăm cái mụn.
Khi những nốt ban thủy đậu xuất hiện, nó có màu hồng hoặc đỏ nhạt. Những mụn nước nhỏ được hình thành sau 1 ngày và bên trong chứa chất lỏng và sẽ vỡ ra sau đó. Những mụn nước bị vỡ sẽ cần thêm một vài ngày để hồi phục vết thương. Trong khoảng thời gian đó, những mụn thủy đậu mới sẽ tiếp tục xuất hiện thêm. Với những trẻ có sức khỏe bình thường khỏe mạnh, bệnh thường ở tình trạng nhẹ. Nhưng cũng có một số trường hợp, ban đỏ có thể phủ kín toàn bộ cơ thể, gây nên những thương tổn ở vùng cổ họng, mắt, niệu đạo, âm đạo vào hậu môn trẻ. Mang đến cảm giác vô cùng ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ.
– Hồi phục
Sau khi bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày thì sẽ đến giai đoạn hồi phục. Vảy mụn sẽ rụng sau 1 đến 3 tuần. Nếu bệnh không có biến chứng gì thì những mụn nước này sẽ khô dần, tạo vảy và bong dần. Có thể thâm da tại những nơi có nốt mụn nhưng không để lại sẹo trên da. Nếu trường hợp trẻ bị nhiễm trùng những mụn nước đó thì khả năng sẽ để lại sẹo lõm. Sẹo này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bệnh thủy đậu phổ biến ở những trẻ dưới 10 tuổi, đôi khi cũng gặp ở cả người lớn. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm virus thủy đậu, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm nhất. Ở người lớn, do đã có miễn dịch nên tỷ lệ mắc thủy đậu sẽ thấp hơn.
Những trường hợp đã mắc thủy đậu sẽ có miễn dịch trọn đời, có nghĩa là khả năng bị tái nhiễm bệnh rất thấp, chỉ dưới 1%, rất hiếm gặp. Những trẻ đã tiêm vắc xin thủy đậu có thể vẫn bị nhiễm bệnh nhưng triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn rất nhiều, ít mụn nước hơn và có thể không sốt.
2. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu, dù được điều trị tại nhà hay tại viện thì đều cần tuân thủ những dặn dò của bác sĩ. Bên cạnh việc cho trẻ dùng thuốc đúng với phác đồ của bác sĩ, trẻ còn cần phải có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, ăn đồ ăn thanh đạm nhằm tránh biến chứng, vệ sinh da tránh để lại sẹo xấu,…
– Chế độ sinh hoạt: Cha mẹ cần xây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ bị thủy đậu như sau:
+ Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, giặt giũ quần áo hàng ngày.
+ Cắt móng tay thường xuyên tránh để trẻ gãi làm vỡ các mụn nước. Rửa tay sạch sẽ để tránh việc trẻ chạm vào các nốt mụn vỡ gây nhiễm trùng.
+ Vệ sinh răng miệng, hầu họng bằng nước muối sinh lý, luôn giữ cho da dẻ trẻ khô ráo, không để trẻ ngâm, nghịch nước quá nhiều.
+ Cho trẻ mặc những loại quần áo mềm mát, thấm hút mồ hôi tốt và đảm bảo luôn sạch sẽ.
+ Không gian phòng trẻ ở phải luôn sạch sẽ, không có gió lùa nhưng phải thoáng đãng, mát mẻ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh
Những trẻ đã tiêm chủng sẽ có những triệu chứng bệnh nhẹ hơn nhiều
– Chế độ dinh dưỡng: Đặc biệt quan trọng đối với những trẻ bị thủy đậu. Nếu được chăm sóc và ăn uống tốt, bệnh của trẻ sẽ rất nhanh khỏi và không để lại sẹo.
+ Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng như cháo, súp nhất là trong giai đoạn nhiêu mụn nước xuất hiện trong họng trẻ sẽ khiến trẻ bị đau mỗi khi nhai nuốt.
+Những thức ăn nên cho trẻ ăn khi bị thủy đậu đó là: Những loại thực phẩm lỏng và dễ tiêu hóa. Tăng cường các loại đồ ăn chứa nhiều vitamin C để nâng cao đề kháng, ngăn chặn nhiễm trùng, đẩy nhanh sản sinh collagen, phòng sẹo lõm trên da như các loại hoa quả cam, chanh, bơ, kiwi, dâu tây, ổi, dưa hấu, lê,…
+Những thức ăn không nên cho trẻ ăn khi bị thủy đậu đó là những loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, những thức ăn có tính nóng như gừng, hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,… Cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm có thể gây khó tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về cách nhận biết bệnh thủy đậu cũng như một số lưu ý khi điều trị thủy đậu tại nhà cho trẻ. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với nhiều bạn đọc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.