Niêm mạc miệng là một lớp bao phủ phần khoang miệng và lưỡi. Khi mắc viêm loét niêm mạc miệng, trẻ sẽ bị đau đớn, quấy khóc, khó ngủ và khó khăn trong ăn uống. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cách nhận biết và điều trị bệnh viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Cách nhận biết và điều trị bệnh viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em
1. Viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm loét niêm mạc miệng là một bệnh lý phổ biến ở trẻ. Khi mắc bệnh lý này, trẻ thường có xuất hiện những vết loét nhỏ có hình tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng vài milimet và ở giữa những vết loét này thường có màu trắng xám hoặc vàng nhạt. Những vết loét này có thể chỉ đơn độc hoặc xuất hiện theo từng đám, tập trung ở phần mặt trong niêm mạc má, vòng họng, phần lưỡi, môi.
Khi mắc viêm loét niêm mạc miệng, trẻ thường có xuất hiện những vết loét nhỏ có hình tròn hoặc bầu dụng, có kích thước khoảng vài milimet
2. Nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng
2.1 Tác động cơ học
– Trẻ vô tình tự cắn vào lưỡi hoặc phần mặt trong gò má.
– Trẻ ăn những đồ cứng, nhiều xơ gây trầy xước niêm mạc.
– Trẻ bị đụng dập, té ngã, bị đánh tác động đến niêm mạc.
2.2 Tổn thương do nhiệt
Khi trẻ ăn những thức ăn quá nóng dễ dẫn đến niêm mạc miệng bị bỏng, từ đó gây nên tình trạng loét niêm mạc.
2.3 Chế độ ăn uống nghèo nàn
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ nghèo nàn chất dinh dưỡng, thiếu các vitamin hay các loại khoáng chất cần thiết cũng khiến cho niêm mạc miệng bị ảnh hưởng trầm trọng.
2.4 Các bệnh lý
Nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ em còn có thể do trẻ mắc một số bệnh lý có liên quan đến hệ thống miễn dịch hay một số bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra như bệnh thủy đậu, tay chân miệng, cúm….
2.5 Yếu tố tâm lý
Trẻ thường xuyên bị lo âu, căng thẳng do các nguyên nhân khác nhau không chỉ ảnh hưởng lớn đến niêm mạc trẻ nói riêng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ nói chung.
Thường xuyên bị phụ huynh la mắng dẫn đến trẻ có tâm lý sợ hãi, căng thẳng là một trong số những dẫn đến bệnh viêm loét miệng ở trẻ em.
2.6 Một số loại thuốc sử dụng
Do cần điều một số bệnh lý nên trẻ được bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc. Có thể một trong những loại thuốc trẻ sử dụng có thành phần gây nên khô miệng. Đây là điều kiện lý tưởng để những vết loét xuất hiện.
2.7 Vệ sinh răng miệng
– Trẻ chưa vệ sinh răng miệng đúng cách (hoặc nếu trẻ chưa tự đánh răng được thì do phụ huynh chưa chú ý vệ sinh cẩn thận cho con).
– Trẻ sử dụng bàn chải trẻ sử dụng lông cứng, dễ bị chà vào và gây tổn thương nướu.
– Trẻ dùng nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng vệ sinh chưa kỹ nên kem vẫn còn trong khoang miệng,…
2.8 Yếu tố khác
Ngoài ra có một số yếu tố khác gây viêm loét miệng ở trẻ em như do nội tiết tố, di truyền từ bố mẹ, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, do bệnh tự miễn,…
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ
Phụ huynh có thể nhận biết được bệnh viêm loét miệng ở trẻ qua một số biểu hiện như:
Trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ sưng tấy đỏ trong miệng. Có 3 loại viêm loét là:
– Loét dạng aphthe nhỏ: Đây là loại hay gặp nhất. Bệnh nhân có một hoặc vài vết loét đường kính dưới 1cm, dạng nông. Chúng sẽ tự lành trong khoảng 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.
– Loét dạng aphthe lớn (hay còn gọi là bệnh Sutton hay hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên): Chiếm khoảng 10% các trường hợp bị viêm loét niêm mạc miệng. Kích thước đường kính lớn hơn 1cm. Thời gian lành khá lâu, có thể kéo dài đến vài tuần và dễ để lại sẹo.
– Loét dạng Herpes: Khi bị loét dạng này, bệnh nhân sẽ có những vết loét kết thành chùm. Những miếng nhỏ nhanh chóng lan rộng và kết hợp thành mảng lớn. Sau đó, chúng sẽ lành sau khoảng 7 – 30 ngày.
Trẻ khó ăn, khó nuốt, tránh không muốn ăn.
Trẻ quấy khóc, khó chịu vì vết loét gây đau đớn.
Trường hợp khi bị viêm cấp, trẻ có thẻ bị sốt cao, nổi hạch góc hàm.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp trị cao răng hiện đại
Có 3 loại viêm loét miệng ở trẻ
4. Phương pháp điều trị viêm loét niêm mạc miệng
Viêm loét niêm mạc miệng cơ bản không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Triệu chứng khó chịu nhất là bệnh khiến trẻ bị đau. Chính vì vậy, bác sĩ thường kê một số loại thuốc giúp tình trạng được thuyên giảm. Đồng thời, vết loét cũng sẽ nhanh lành hơn.
Ngoài việc sử dụng thuốc đúng liều lượng được chỉ định, phụ huynh khi chăm sóc bé tại nhà cần lưu ý một số điều sau:
– Tránh để trẻ ăn những món cay, mặn, chua, chát, nóng khiến niêm mạc tổn thương.
– Cho trẻ ăn đồ ấm, dễ nuốt, nhiều dinh dưỡng như cháo, sữa, bánh flan,…
– Phụ huynh nên bổ sung thêm các loại vitamin cho trẻ. Điều này là bởi thời gian loét miệng, trẻ không ăn uống được nhiều. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ để nhận tư vấn nên uống những loại nào cho phù hợp.
– Chọn bàn chải lông mềm và vừa size cho trẻ nếu vết loét ít. Trường hợp vết loét mảng to khiến trẻ không đánh răng được, nên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn răng miệng.
– Trường hợp vết loét phát triển và kéo dài hơn 3 tuần nhưng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ thăm khám.
5. Cách phòng ngừa viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em
Để giúp trẻ phòng ngừa được bệnh lý này, phụ huynh cần:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho con. Trẻ cần hấp thu đa dạng các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
– Hướng dẫn con làm sao để vệ sinh răng miệng đúng cách.
– Hướng dẫn trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn uống, bỏ không ngậm tay chân.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực phòng ngủ và các đồ dùng của trẻ.
– Đưa con đi tiêm phòng thủy đậu và các loại vacxin khác.
– Đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ và điều trị sớm các bệnh lý (nếu có).
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt ung thư dạ dày có sống được không
Đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ và điều trị sớm các bệnh lý
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh cách nhận biết và điều trị hiệu quả bệnh viêm loét miệng ở trẻ em và những thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.