Cách nhận biết và xử lý khi trẻ 6 tháng bị táo bón?

Trẻ 6 tháng bị táo bón là tình trạng phổ biến và khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị táo bón có dấu hiệu và cách xử lý ra sao? Cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi để có những thông tin hữu ích từ đó có thể chăm sóc trẻ một cách hiệu quả và đúng cách nhé.

Bạn đang đọc: Cách nhận biết và xử lý khi trẻ 6 tháng bị táo bón?

1. Tìm hiểu về tình trạng trẻ nhỏ 6 tháng bị táo bón

Trẻ nhỏ 6 tháng bị táo bón là hiện tượng mà trẻ đi ngoài không hết, không thường xuyên, khó khăn khi đi ngoài kéo dài. Tình trạng táo bón sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu, quấy khóc. Số lần đi đại tiện trong ngày của trẻ cũng giảm xuống, sau từ 3 đến 5 ngày trẻ mới đi ngoài một lần hoặc có thể là lâu hơn.

Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ nên nhận biết bệnh sớm để từ đó có phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

Cách nhận biết và xử lý khi trẻ 6 tháng bị táo bón?

Trẻ 6 tháng bị táo bón là tình trạng phổ biến và khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

2. Trẻ nhỏ bị táo bón có những dấu hiệu và triệu chứng như thế nào?

Để có thể nhận biết trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không, cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện dễ dàng nhận biết như sau:

2.1 Trẻ 6 tháng bị táo bón thường quấy khóc, biếng ăn

Khi trẻ tiêu hóa thức ăn, cơ thể của trẻ sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết và đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Đối với trẻ 6 sơ sinh, các chất cặn bã sẽ bị ở lại trong cơ thể. Khi các các chất độc tố tích tụ lâu ngày sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ trở nên biếng ăn, ngủ không ngon giấc, giật mình vào ban đêm.

2.2 Số lần trẻ đi ngoài giảm dần

Thông thường, trẻ 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài khoảng từ 2 đến 3 lần/ngày tùy vào trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay dùng sữa công thức. Nếu số lần mà trẻ đi ngoài ít hơn hoặc bằng 2 lần/tuần thì có thể trẻ đang bị táo bón.

2.3 Trẻ 6 tháng bị táo bón thường khó khăn khi đi đại tiện

Biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ 6 tháng bị táo bón là tình trạng đi ngoài thường khó khăn. Trẻ đi đại tiện, trẻ thường khó chịu, vật vã, mồ hôi đổ nhiều, mặt đỏ. Lúc này, phân của trẻ thường có màu đen, sẫm, khô cứng và dạng tròn viên như phân dê.

Khi trẻ bị táo bón, trẻ sẽ dùng sức để rặn và đẩy phân ra ngoài nên niêm mạc ở hậu môn của trẻ thường sẽ tổn thương. Cảm giác đau rát ở hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện sẽ khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi.

2.4 Bụng trẻ thường chướng và khó tiêu

Thức ăn khi không được hấp thu sẽ tích tụ lại ở đường ruột và khiến cho bụng của trẻ bị chướng. Lúc này, bụng của trẻ sẽ to lên, khi sờ vào thì cứng, chắc. Bên cạnh đó, trẻ còn có triệu chứng xì hơi mùi rất nặng.

Cách nhận biết và xử lý khi trẻ 6 tháng bị táo bón?

Biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ bị táo bón là tình trạng đi ngoài thường khó khăn. Trẻ đi đại tiện, trẻ thường khó chịu, vật vã, mồ hôi đổ nhiều, mặt đỏ.

3. Trẻ sơ sinh bị táo bón, vậy nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng táo bón mà cha mẹ cần lưu ý:

3.1 Trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm

Trẻ 6 tháng bước vào độ tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ thì trẻ sẽ tập ăn các loại thức ăn khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng như tăng cân và phát triển chiều cao cũng như sự phát triển toàn diện.

Lúc này trẻ bắt đầu các động tác như cắn, nhai, trải nghiệm với các thực phẩm khác nhau, điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: đầy bụng, táo bón, biếng ăn…

3.2 Chế độ ăn uống của trẻ chưa hợp lý

Ở giai đoạn đầu, nguồn thức ăn của trẻ chủ yếu là sữa mẹ. Do đó, chế độ sinh hoạt và ăn uống của người mẹ có thể gây ảnh hưởng gián tiếp để trẻ. Nếu mẹ ăn uống quá nhiều đồ cay, nóng, ít xơ, khó tiêu thì sẽ khiến cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nếu trẻ bú mẹ quá ít cũng khiến cho cơ thể bị mất nước và dẫn đến tình trạng táo bón.

3.3 Trẻ dùng sữa công thức chưa phù hợp

Trẻ khi đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức thường dễ bị táo bón do loại sữa công thức chưa phù hợp, hoặc do trẻ chưa dung nạp được lactose trong sữa công thức cũng khiến trẻ bị khó tiêu và gây táo bón.

3.4 Trẻ mắc các bệnh bệnh lý khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc trẻ bị táo bón còn là do xuất phát từ chính cơ thể của trẻ, điển hình nhất là trẻ mắc các bệnh lý khác như: rối loạn tiêu hóa, đại tràng bị phình to, suy giáp trạng…

Tìm hiểu thêm: Bệnh hen suyễn và cách trị hen suyễn cho trẻ là gì?

Cách nhận biết và xử lý khi trẻ 6 tháng bị táo bón?

Trẻ 6 tháng bắt đầu ăn dặm, điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: đầy bụng, táo bón, biếng ăn…

4. Trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ cần chú ý những gì?

Dưới đây là một số lưu ý giúp cha mẹ cải thiện được chứng táo bón ở trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng:

– Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp ký, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay, nóng.

– Nên cho trẻ đủ lượng sữa để trẻ không bị thiếu nước.

– Nếu trẻ đang dùng sữa công thức mà bị táo bón thì cha mẹ nên đổi sữa khác để phù hợp với trẻ.

– Khi thức ăn không được hấp thụ và tích tụ lâu ngày trong bụng sẽ được làm mềm và chuyển xuống hậu môn để thai ra ngoài. Mẹ nên massage bụng cho trẻ để trẻ tạo kích thích và có thể đi đại tiện dễ dàng.

– Có thể cho trẻ ngâm mình trong nước ẩm, nước ẩm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng.

– Nếu trẻ bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần và xuất hiện các triệu chứng bất thường như: nôn, sốt, phân ra máu, bụng to lên…. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách nhận biết và xử lý khi trẻ 6 tháng bị táo bón?

>>>>>Xem thêm: Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

Nếu phát hiện các dấu hiệu táo bón ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nhỏ 6 tháng bị táo bón lâu ngày nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí là gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu táo bón ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *