Sau khi sinh là lúc tử cung hoàn thành sứ mệnh, bắt đầu hồi phục. Thời điểm này, niêm mạc tử cung bị hoại tử, xơ hóa, bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, cùng chất nhầy tử cung thoát ra ngoài. Đó chính là sản dịch. Khi sản dịch kéo dài, cách nhanh hết sản dịch thế nào được nhiều chị em sau sinh quan tâm.
Bạn đang đọc: Cách nhanh hết sản dịch: Bí quyết cho mẹ sau sinh
Ra sản dịch là điều bình thường ở phụ nữ sau sinh (kể cả sinh thường và sinh mổ). Quá trình ra sản dịch kéo dài 2 – 6 tuần. Trong những ngày đầu, sản dịch màu đỏ tươi, sau đó, màu máu nhạt dần, màu hồng nhạt, như dịch loãng. Tiếp theo đó, sản dịch có mang lượng tế bào, niêm mạc nên có màu trắng, hoặc vàng nhạt. Thông thường, trong khoảng 20 ngày sản dịch sẽ hết tuy nhiên ở một số sản phụ thì tình trạng này kéo dài khoảng 45 ngày. Lúc này có môt số cách nhanh hết sản dịch mà mẹ có thể áp dụng.
1. Cách nhanh hết sản dịch
1.1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Sau khi sinh, tử cung tiếp tục co bóp đẩy sản dịch ra ngoài. Lúc này, vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, tử cung lúc này trở thành môi trường thuận lợi để gây nhiễm trùng âm đạo. Việc vệ sinh vùng kín sau sinh lúc này rất quan trọng. Nên thay băng vệ sinh 3 giờ/lần, mỗi lần thay cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sau đó thì lau khô. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn betadine pha loãng.
Cần tắm gội hàng ngày, nhưng tắm nhanh trong phòng kín gió, sau đó lau khô người, sấy tóc.
Cách nhanh hết sản dịch là điều khiến nhiều chị em băn khoăn
1.2. Vận động và nghỉ ngơi thích hợp
Sản phụ cần phải nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, cũng không nên nằm quá nhiều. Nếu mệt, bạn hãy cử động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy. Khi đã đỡ mệt, nên vận động nhẹ nhàng, nằm nhiều khiến cho máu huyết khó lưu thông.
Với những sản phụ sinh mổ ngay khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ có thể bước xuống giường, tập đi lại nhẹ nhàng. Lười vận động sau khi sinh mổ làm nhu động ruột chậm hồi phục, dẫn đến chứng táo bón khó chịu.
1.3. Hãy cho bé bú thường xuyên
Cho bé bú sớm giúp cho bé tăng sức đề kháng còn làm cho tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết. Ngay cả khi sữa chưa kịp về, mẹ cũng nên cho bé bú.
1.4. Ăn rau ngót
Đây là một cách kinh nghiệm dân gian để nhanh chóng làm hết sản dịch sau sinh. Rau ngót rửa dưới vòi nước sạch, để ráo nước. Cho vào máy sinh tố xay cùng một ít muối, và nước cho nhuyễn rồi uống mỗi ngày 1 cốc. Nếu không uống được rau ngót tươi, có thể ăn canh rau ngót hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm 22 tuần: Mốc khám thai cực kỳ quan trọng mẹ cần nhớ
Ăn nhiều rau ngót
1.5. Xông hơi vùng kín
Xông hơi vùng kín sau sinh đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, giúp âm đạo được làm sạch, chống nhiễm khuẩn, giúp mẹ tự tin hơn về cơ thể. Cách xông hơi bằng lá trầu cũng là một kinh nghiệm dân gian được nhiều mẹ áp dụng.
Cách thực hiện khá đơn giản: Nấu 1 nước sôi, vò lá trầu bỏ vào thêm chút muối. Lấy 1 chiếc chậu đổ nước vào ngồi xông. Khi nước đã nguội thì có thể dùng nước này rửa vùng kín.
2. Những sai lầm cần tránh sau sinh
– Không nằm gác chân lên nhau: Nhiều mẹ cho rằng sau sinh nên nằm chéo chân, thực chất đây là cách ngăn sản dịch thoát ra ngoài. Khi sản dịch không thoát được ra ngoài, thì sẽ gây bế sản dịch, rất nguy hiểm.
– Không nên nịt bụng quá chặt sau sinh: Nịt bụng quá chặt sau sinh làm áp lực bên ngoài thành bụng tăng, cản trở hồi phục thành bụng, cản trở cơ quan sinh sản trở về vị trí ban đầu. Khi vị trí của cơ quan sinh sản thay đổi, thì sản dịch sẽ không được thoát hết ra ngoài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các sản phụ.
>>>>>Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn bệnh viện tầm soát ung thư chất lượng
Nếu tình trạng ra sản dịch kéo dài, mẹ cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra tìm nguyên nhân và có cách xử trí đúng đắn
Nếu tình trạng ra sản dịch kéo dài, mẹ cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra tìm nguyên nhân và có cách xử trí đúng đắn.
Cách nhanh hết sản dịch thế nào? Hi vọng rằng thông tin mà chúng tôi cung cấp đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, áp dụng thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.