Em bé mọc răng bị sốt thường có những biểu hiện rất giống với bé bị sốt thông thường, do đó khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn và chưa biết cách chăm sóc trẻ sao cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về những biểu hiện của sốt mọc răng và từ đó có thể phân biệt được với sốt thông thường cũng như cách chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng đúng cách.
Bạn đang đọc: Cách phân biệt em bé mọc răng bị sốt với sốt thông thường?
1. Thời điểm trẻ bắt đầu chiếc mọc răng đầu tiên?
Trong quá trình trẻ phát triển, chắc chắn cha mẹ sẽ luôn ghi nhớ cột mốc đầu đời khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang lớn khôn từng ngày và phát triển khỏe mạnh.
Đối với những trẻ phát triển bình thường, chiếc răng đầu tiên thường sẽ xuất hiện khi trẻ từ khoảng 4 đến 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với bình thường. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, chỉ trừ khi mà trẻ 18 tháng vẫn chưa mọc răng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.
Răng cửa bên dưới thường sẽ là chiếc răng đầu tiên của trẻ khi bắt đầu mọc răng. Trẻ mọc răng thường có các biểu hiện như: chảy nước dãi, sốt mọc răng, nhai, gặm các đồ vật xung quanh, trẻ quấy khóc, bỏ bú… Đây là những biểu hiện bình thường, do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Em bé mọc răng bị sốt thường có những biểu hiện rất giống với bé bị sốt thông thường, do đó khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn và chưa biết cách chăm sóc trẻ sao cho phù hợp
2. Phân biệt em bé mọc răng bị sốt với sốt thông thường
Cơ thể của trẻ rất nhạy cảm và rất dễ bị sốt, ốm vặt vì thế nếu cha mẹ không để ý kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng trẻ sốt mọc răng với sốt thông thường. Điều này sẽ dẫn đến việc chăm sóc trẻ chưa đúng cách và hiệu quả, do đó việc phân biệt được hai hiện tượng trên rất quan trọng đối với cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
2.1 Em bé mọc răng bị sốt có biểu hiện như thế nào?
Sốt mọc răng là tình trạng phổ hiến ở trẻ nhỏ. Trẻ mọc răng thường sẽ có các biểu hiện rất đặc trưng như: trẻ sốt, trẻ chảy nước dãi liên tục, nướu răng sưng đỏ, bé sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Chính vì thế, trong thời gian này, trẻ thường quấy khóc, cáu kỉnh, bỏ bú…
Ngoài ra, trẻ đang mọc răng cũng sẽ có thói quen cắn hoặc gặm các đồ vật xung quanh bởi chúng sẽ giúp bé giải tỏa được cảm giác ngứa răng. Mọc răng sẽ khiến trẻ khó chịu, do đó trẻ cũng sẽ thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Trẻ sốt mọc răng thường sốt nhưng không quá cao, các hiện tượng như: sổ mũi, ho, tiêu chảy hầu như không xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Từ A đến Z về triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em
Trẻ mọc răng thường sẽ có các biểu hiện rất đặc trưng như: trẻ sốt, trẻ chảy nước dãi liên tục, nướu răng sưng đỏ, bé sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu.
2.2 Hiện tượng trẻ nhỏ bị sốt thông thường
Trẻ khi bị sốt thông thường, thân nhiệt của trẻ thường sốt từ 38 độ C trở lên, kèm theo đó là các hiện tượng đi kèm như: trẻ rét run người, đổ mồ hôi trộm. Tình trạng sốt cao có thể khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước và trở nên mệt mỏi, uể oải.
Khác với sốt mọc răng, trẻ bị sốt thông thường sẽ có thể bị thêm các hiện tượng như: sổ mũi, đau họng.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị sốt, trong đó nguyên nhân chính thường gặp đó là trẻ bị sốt virus, vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng sốt.
Bên cạnh đó, có thể kể đến các nguyên nhân khác như: trẻ bị rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trung tân điều hòa thân nhiệt… ngoài ra trẻ sốt còn do tác dụng phụ của việc đi tiêm chủng vắc xin.
Trong từng trường hợp cụ thể, cha mẹ cần tìm ra phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp để giúp trẻ cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa cảm cúm cho bé đảm bảo hiệu quả
Khác với sốt mọc răng, trẻ bị sốt thông thường sẽ có thể bị thêm các hiện tượng như: sổ mũi, đau họng.
3. Trẻ sốt mọc răng, chăm sóc như thế nào cho đúng cách?
– Khi trẻ sốt dưới 38 độ C, cha mẹ có thể lau người bằng nước ấm cho trẻ để giúp trẻ hạ thân nhiệt, chỉ khi trẻ sốt cao trên 38 độ C mới cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên liều lượng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ sốt cao thường sẽ dẫn đến co giật, do đó cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Trẻ bị sốt sẽ khiến cho cơ thể mất nước, do đó, cha mẹ cần tăng cường bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thêm nước, sữa, nước hoa quả uống oresol để bù điện giải.
– Trẻ bị sốt cha mẹ cần lựa chọn cho trẻ những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi, hạn chế cho trẻ mặc đồ quá chật và kín sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu.
– Trong thời gian trẻ mọc răng, cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch cho trẻ. Sau khi trẻ bú hoặc ăn xong, cha mẹ có thể vệ sinh nướu cho trẻ bằng khăn mềm và lau nước dãi cho trẻ.
Nhìn chung trẻ sốt mọc răng đều không quá nghiêm trọng do đó các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh trước và sau khi trẻ bú hoặc ăn dặm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bạn phân biệt được trẻ sốt mọc răng và sốt thông thường và từ đó biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sao cho đúng cách, hiệu quả giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.