Trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già trước khi ra ngoài. Ung thư trực tràng hình thành từ niêm mạc của thành ruột và là bệnh ung thư phổ biến đối với cả hai giới. Căn bệnh này có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thông qua những dấu hiệu ung thư trực tràng của cơ thể.
Bạn đang đọc: Cách phát hiện những dấu hiệu ung thư trực tràng
1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng
Trực tràng và ruột kết tạo thành kết cấu ruột già và trực tràng ở đoạn cuối cùng kết nối với đại tràng và hậu môn. Ung thư trực tràng là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa khi các tế bào trực tràng bị đột biến và phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Bệnh ung thư trực tràng có nguy cơ tăng dần theo tuổi tác và độ tuổi trung bình của bệnh được chẩn đoán là 68 tuổi và chủ yếu ở nam giới. Tuy nhiên bệnh có thể ngăn chặn sớm bằng cách phát hiện cùng điều trị sớm, kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Ung thư trực tràng là bệnh thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới
Ung thư trực tràng chưa được xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao theo tuổi tác và đa số người mắc bệnh được chẩn đoán ở tuổi trung niên. Trong đó, người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng hoặc các hội chứng di truyền từ thế hệ trước sẽ có nguy cơ cao hơn.
Một số nhân tố có thể làm tăng lên nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng bao gồm: rượu bia, thuốc lá, kiêng ăn quá mức, lười vận động, béo phì, đái tháo đường, polyp trực tràng…
2. Chẩn đoán dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng như thế nào?
2.1 Những dấu hiệu bệnh ung thư trực tràng điển hình cần biết
Một số trường hợp, bệnh nhân ung thư trực tràng không phát hiện dấu hiệu bất thường cho đến tận khi được chẩn đoán bệnh hoặc vô tình phát hiện trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hay thăm khám bệnh khác.
Nhưng những dấu hiệu bệnh có lẽ đã âm thầm xuất hiện nhưng không được người bệnh phát hiện như:
– Thói quen ăn uống thay đổi
– Những vấn đề tiêu hóa xuất hiện thường xuyên(chán ăn, tiêu chảy, táo bón…)
– Phân có hình dạng hẹp dài hoặc xuất hiện máu ở phân
– Đau ở khu chậu hoặc khu vực bụng dưới
– Cơ thể suy yếu và liên tục sút nhiều cân.
Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh trĩ… Nhiều người bệnh thường chủ quan cho đến khi bệnh diễn biến nặng và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt mới đi khám, lúc này ung thư đã có nguy cơ di căn.
Do đó khi thấy những dấu hiệu này thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Giải nghĩa chỉ số tầm soát ung thư đại tràng CEA
Những dấu hiệu sớm của ung thư trực tràng dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa
2.2 Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh qua dấu hiệu bệnh ung thư trực tràng
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu ung thư trực tràng, điều đầu tiên bạn cần làm là đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với các chuyên gia ung bướu và sàng lọc sớm nguyên nhân. Nếu bạn có những dấu hiệu rõ ràng sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu còn nếu bạn chưa có dấu hiệu rõ ràng thì cần khám cận lâm sàng với bác sĩ.
Bên cạnh đó khi nghi ngờ ung thư trực tràng, người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán như sau:
– Nội soi trực tràng: Đưa ông nội soi vào trực tràng và kiểm tra toàn diện
– Nội soi đại tràng: Tương tự như nội soi trực tràng để tìm polyp hoặc các tổn thương bất thường nguy cơ ung thư
– Sinh thiết: Lấy mảnh tế bào hoặc mô ở trực tràng để soi dưới kính hiển vi tìm dấu hiệu của ung thư
Khi đã xác định ung thư trực tràng, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định giai đoạn bệnh gồm:
– Chụp CT: Tìm kiếm sự hiện diện của tế bào ung thư lây lan ngoài trực tràng
– Chụp MRI: Xác định tình trạng khối u đã lây lan đến trực tràng và mức độ xâm lấn các cấu trúc gần đó
– Siêu âm nội soi: Đưa ông nội soi hoặc đầu dò vào cơ thể để xác định khối u ung thư.
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn nằm ngang nên hay không?
Bệnh nhân cần thăm khám với chuyên gia để được chỉ định phương pháp điều trị
3. Chữa bệnh và phòng bệnh ung thư trực tràng
3.1 Điều trị bệnh ung thư trực tràng
Để điều trị khỏi hoàn toàn, người bệnh có thể phải cắt bỏ khối u ung thư trực tràng. Điều này có thể thực hiện qua hậu môn hoặc thành bụng. Phương pháp này cũng có thể loại bỏ ung thư, hạch bạch huyết và một phần trực tràng, tuy nhiên được chỉ định tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân.
Bác sĩ có thể sử dụng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu tùy theo tình trạng bệnh và phác đồ cần được bệnh nhân và gia đình đồng ý. Ngoài ra có thể kết hợp với hóa trị và xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị.
Người bệnh sau điều trị có thể được theo dõi hiệu quả thông qua nồng độ CEA trong máu để đánh giá xem ung thư có tái phát không. Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng mà bệnh nhân được chỉ định chụp CT định kỳ, khám lâm sàng hoặc nội soi trong khoảng thời gian nhất định.
3.2 Phòng ngừa sớm bệnh ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa. Đa số bệnh đều phát triển từ những polyp trực tràng(khối u lành tính ở trực tràng) nên nếu sớm loại bỏ những polyp này sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Đồng thời, mỗi người cũng nên chủ động tầm soát và sàng lọc ung thư trực tràng định kỳ, đặc biệt khi bạn ở tuổi 45 trở lên hoặc gia đình có tiền sử người mắc bệnh.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và tập luyện cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành và phát triển ung thư nên người bệnh cần ngăn chặn bệnh thông qua chế độ ăn hợp lí: ăn nhiều chất xơ, ít chất béo, không ăn quá nhiều thịt đỏ, không uống nhiều rượu bia, tăng cường tập thể dục…
Tóm lại, những dấu hiệu ung thư trực tràng thường khó phát hiện ở thời điểm đầu mà bệnh thường được phát hiện trong những giai đoạn tiến triển và di căn xa nên chuyên gia khuyến khích bạn nên thực hiện sàng lọc, chăm sóc sức khỏe để đảm bảo tuổi thọ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.