Cách phòng bệnh sán lá gan hiệu quả ai cũng cần biết

Sán lá gan xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh tuy dễ mắc phải nhưng có thể phòng ngừa được. Vậy phòng bệnh sán lá gan như thế nào cho hiệu quả?

Bạn đang đọc: Cách phòng bệnh sán lá gan hiệu quả ai cũng cần biết

1. Sán lá gan là bệnh gì?

Sán lá gan hay còn gọi sán lá đường ruột, là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở người. Sau khi xập nhập vào vật chủ, sán lá gan tấn công, gây hại và làm tổn thương gan.

Có 2 loại sán lá gan là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Sán lá gan lớn gồm 2 loại là Fasciola gigantica và Fasciola hepatica. Trong khi đó, sán lá gan nhỏ có 3 loại Opisthorchis viverrini, Clonorchis sinensis và Opisthorchis felineus.

Sán lá gan hiện diện ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 19 triệu người Châu Á (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam) nhiễm sán lá gan lớn.

Ở miền Bắc nước ta, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn cao hơn sán lá gan nhỏ. Ngược lại, ở miền Nam lại thường nhiễm sán lá gan nhỏ.

Về hình thái, thông thường sán lá gan có thân dẹt và giống một chiếc lá. Loài ký sinh trùng này gần như không có khả năng sinh trưởng ở vùng cạn nhưng phát triển mạnh ở môi trường nước. Chúng là loài lưỡng tính, có cả hai cơ quan sinh dục cái và đực trên cùng một cơ thể.

Cách phòng bệnh sán lá gan hiệu quả ai cũng cần biết

Phòng ngừa bệnh sán lá gan giúp bảo vệ lá gan và cơ thể khỏi nhiều vấn đề nguy hiểm.

2. Sán lá gan ký sinh ở đâu?

Cả sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ đều phải ký sinh trong cơ thể người và động vật mới có thể phát triển chu kỳ/ vòng đời của mình. Vậy, sán ký sinh ở đâu để phát triển? Chúng di chuyển và xâm nhập vào cơ thể con người bằng cách nào?

2.1. Với sán lá gan lớn

Sán trưởng thành sống ở ống mật của những loài động vật ăn cỏ như trâu, bò rồi đẻ trứng. Trứng sán theo mật rồi theo đường bài tiết ra ngoài môi trường và sau 9 – 15 ngày phôi bào phát triển thành ấu trùng lông.

Khi ra ngoài, sán gặp môi trường nước, ấu trùng lông tơ rời khỏi trứng và bơi trong nước, chui vào ốc. Tại đây, chúng phát triển thành ấu trùng đuôi sau đó rời khỏi ốc bám vào các cây thủy sinh, rụng đuôi biến thành hậu ấu trùng.

Khi các loài động vật ăn cỏ hay người ăn phải những loại rau có chứa ấu trùng này, chúng sẽ xâm nhập vào ruột non và biến thành sán non. Sán non chui qua vách ruột, xuyên phúc mạc và xuyên qua gan, sống trong ống mật trong khoảng 1 năm. Nhiều trường hợp, sán non lọt vào mạch máu, theo đại tuần đi nhầm tới phổi, mô dưới da, mắt.

2.2. Với sán lá gan nhỏ

Sán lá gan nhỏ ký sinh chủ yếu ở cơ thể người và một số loài động vật như mèo, chuột, chó, cáo, chồn… Trứng sán được bài tiết theo phân ra ngoài môi trường nước ngọt ở sông suối, ao hồ. Trứng lơ lửng trong nước và bị loài ốc nước ngọt nuốt. Khi vào cơ thể ốc, ấu trùng lông tơ bắt đầu chui ra khỏi trứng và phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, chui qua da cá nước ngọt như cá rô, cá thia lia, cá diếc và rụng đuôi, thành hậu ấu trùng ở da hoặc thịt cá.

Người bị nhiễm sán lá gan do ăn gỏi cá, uống nước lá, ăn gan động vật nhiễm bệnh chưa nấu chín, ăn những loại rau mọc ở dưới nước nhưng chưa được chế biến kỹ hoặc ăn sống.

Khi ấu trùng sán vào dạ dày, chúng di chuyển xuống tá tràng rồi ngược theo đường gan mật. Khi vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong ống dẫn mật. Chúng trưởng thành và đẻ trứng sau khoảng 1 tháng xâm nhập vào cơ thể con người.

Tìm hiểu thêm: Túi mật có polyp có nguy hiểm không và những điều cần biết

Cách phòng bệnh sán lá gan hiệu quả ai cũng cần biết

Hình ảnh sán lá gan trên phim chụp.

3. Phòng bệnh sán lá gan ở người như thế nào?

3.1. Phòng bệnh sán lá gan bằng cách nâng cao ý thức cá nhân

Hiện nay, không ít người cho rằng chỉ cần uống thuốc sổ giun là có thể phòng bệnh sán lá gan hoặc tất cả các loài giun sán. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi loại thuốc chỉ điều trị được một vài loại giun sán nhất định. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh quen thuộc nhất vẫn là nâng cao ý thức của mỗi người, đặc biệt là người trẻ có sở thích ăn gỏi sống, gỏi cá, rau sống tự nhiên…

Cụ thể như sau:

– Ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi và không ăn gỏi cá hay các món ăn chế biến từ cá, cua, ốc chưa được chế biến kỹ càng.

– Không uống nước lá, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

– Hạn chế ăn sống những loại rau mọc dưới nước như cải xoong, rau cần, ngó sen… Bởi sán lá gan bám rất chắc vào thành rau nên dù có rửa kỹ tới đâu cũng khó loại bỏ hết sán. Mọi người cần nấu kỹ rau trước khi ăn vì nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt ấu trùng sán.

– Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi nấu nướng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Không phóng uế bừa bãi ra ngoài môi trường như ao, hồ, sông, suối.

– Không dùng phân để tưới rau, xử lý tốt nguồn chất thải, nhất là của người bị nhiễm sán lá gan.

Cách phòng bệnh sán lá gan hiệu quả ai cũng cần biết

>>>>>Xem thêm: Cần phải làm gì khi mắc gan nhiễm mỡ?

Ngoài việc nâng cao ý thức cá nhân, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách phòng bệnh hiệu quả.

3.2. Phòng bệnh sán lá gan thông qua tuyên truyền

Ngoài việc mỗi người tự nâng cao ý thức của mình, các cơ quan quản lý cũng phải tăng cường tuyên truyền tác hại của sán ở người để phòng ngừa sán lá gan trong cộng đồng.

Cơ quan quản lý cần thực hiện kiểm dịch biên giới chặt chẽ nguồn động vật như trâu, bò nhập khẩu từ vùng có dịch.

Trường hợp có dịch xảy ra, người quản lý phải khoanh vùng và đưa người bệnh tới cơ sở y tế điều trị để phòng bệnh sán lá gan lan rộng.

4. Triệu chứng của người nhiễm sán lá gan

Người nhiễm sán lá gan có thể xuất hiện triệu chứng tử nhẹ tới nặng và có thể khác nhau tùy thể trạng của mỗi người.

Sau đây là một số triệu chứng thông thường ở những người bị mắc sán lá gan:

– Đau bụng: Vùng bụng bị khó chịu hoặc đau, có thể tập trung ở phần trên bên phải gần gan do loài ký sinh trùng này sinh sản, làm tắc đường mật.

– Đi ngoài: Người nhiễm sán sẽ bị tiêu chảy, đi phân lỏng, phân nhầy hoặc có máu.

– Buồn nôn liên tục.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

– Cân nặng tụt giảm nhanh chóng mà không có lý do.

– Ở một số trường hợp nặng, vùng bụng bị sưng do tăng kích thước phần thận bên phải hoặc tăng kích thước gan.

– Vùng dưới da tại chân, mắt cá nhân bị sưng.

– Dị ứng da, ngứa, nổi mề đay.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế sớm để thăm khám và được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó điều trị hiệu quả.

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về đặc điểm và cách phòng bệnh sán lá gan. Nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về bệnh hoặc phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh này, vui lòng liên hệ để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *