Tay chân miệng hay Hand, Foot, and Mouth Disease (HFMD) trong tiếng Anh, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong một số trường hợp, tay chân miệng có thể biến chứng đến viêm màng não và viêm não. Hiện tại, chưa có vắc xin chủng ngừa bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ 7 lưu ý quan trọng trong cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ: 6 lưu ý quan trọng
1. 6 lưu ý bố mẹ nhất định phải biết trong cách phòng bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus thuộc họ Enterovirus gây ra. Họ Enterovirus bao gồm nhiều virus khác nhau; tuy nhiên, gây tay chân miệng chủ yếu là Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Ngoài tay chân miệng, Enterovirus còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác, như viêm đường hô hấp, viêm màng não và một số vấn đề tim mạch.
Gây tay chân miệng chủ yếu là Coxsackie A16 và Enterovirus 71.
Các trường hợp nhiễm Enterovirus thường tăng cao vào mùa hè và mùa thu. Trẻ có thể nhiễm Enterovirus và khởi phát tay chân miệng nếu tiếp xúc, trực tiếp hoặc gián tiếp, với dịch cơ thể người bệnh. Dưới đây là các phương thức lây nhiễm tay chân miệng chính bố mẹ nên biết:
– Trẻ tiếp xúc với nước bọt, nước mắt người bệnh: Enterovirus có thể phát tán qua nước bọt, nước mắt người bệnh. Cụ thể, trẻ có thể nhiễm Enterovirus và khởi phát tay chân miệng theo phương thức này nếu chia sẻ đồ ăn, thức uống hoặc dùng dụng cụ ăn uống của người bệnh.
– Trẻ tiếp xúc với dịch mũi, dịch họng người bệnh: Enterovirus có thể tồn tại trong dịch mũi, dịch họng người bệnh ho hoặc hắt hơi ra không khí. Nếu trẻ hít phải chúng, Enterovirus có thể xâm nhập và làm khởi phát tay chân miệng ở trẻ.
– Trẻ tiếp xúc với phân người bệnh: Enterovirus cũng tồn tại trong phân người bệnh. Nếu người bệnh không tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, như rửa tay sau khi đi vệ sinh, Enterovirus có thể phát tán thông qua phân.
Như đã chia sẻ phía trên, hiện tại chưa có vắc xin chủng ngừa tay chân miệng. Tuy nhiên, để dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng cho trẻ cũng như ngăn chặn sự phát tán của Enterovirus trong cộng đồng, bố mẹ vẫn có thể thực hiện một số cách phòng bệnh tay chân miệng như sau.
1.1. Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ liên quan đến vấn đề vệ sinh
– Rửa tay thường xuyên: Rửa tay là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự phát tán của Enterovirus. Ngoài cho trẻ rửa tay thường xuyên, bố mẹ cũng cần thường xuyên rửa tay, bằng nước và xà phòng hoặc các sản phẩm khử khuẩn khác.
– Thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ: Đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân của trẻ như thay tã, lau chùi sạch sẽ mũi miệng, tay chân sau khi sổ mũi… được thực hiện đầy đủ.
– Vệ sinh sạch sẽ không gian sinh hoạt của trẻ và gia đình: Giữ cho môi trường sống của trẻ và gia đình sạch sẽ, đặc biệt là các khu vực trẻ thường xuyên hoạt động. Cụ thể, bố mẹ nên khử trùng các bề mặt như mặt bàn, mặt ghế, tay nắm cửa… thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ và những điều cần biết
Bố mẹ nên khử trùng các bề mặt như mặt bàn, mặt ghế, tay nắm cửa… thường xuyên.
1.2. Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ liên quan đến vấn đề tiếp xúc
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh: Cố gắng tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng tay chân miệng.
– Tránh cho trẻ sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với các thành viên khác trong gia đình: Các thành viên trong gia đình tránh chia sẻ dụng cụ ăn uống, đồ vệ sinh cá nhân, đồ chơi…
– Cách ly tuyệt đối trẻ mắc tay chân miệng: Nếu trẻ có triệu chứng tay chân miệng, bố mẹ phải cách ly trẻ và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ngay lập tức để ngăn chặn sự phát tán của Enterovirus trong cộng đồng.
2. Làm gì khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng?
2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng ở trẻ
Bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến của tay chân miệng bố mẹ nhất định phải biết:
– Sốt: Tay chân miệng thường bắt đầu với sốt – một tình trạng mà trong đó, thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường (từ 37.5 độ C).
– Tổn thương niêm mạc: Niêm mạc má trong, nướu, lưỡi, họng trẻ có thể xuất hiện các tổn thương. Các tổn thương này nhanh chóng loét, khiến trẻ đau, khó nuốt, chảy nhiều nước miếng.
– Tổn thương da: Các tổn thương cũng có thể xuất hiện trên da, tại lòng bàn tay, mông, đầu gối, lòng bàn chân. Các tổn thương này nổi trên da và có thể chứa nước hoặc mủ.
– Mệt mỏi: Ngoài các triệu chứng trên, trẻ mắc tay chân miệng còn thường mệt mỏi, uể oải…
Lưu ý rằng không phải tất cả trẻ mắc tay chân miệng đều trải qua các triệu chứng trên và mức độ nghiêm trọng của mỗi triệu chứng cũng có thể khác nhau ở mỗi trẻ.
2.2. Điều trị bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng ở trẻ
Hiện tại, không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng. Bệnh truyền nhiễm này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị đặc biệt trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ tay chân miệng biến chứng cũng như đẩy nhanh tốc độ hồi phục của trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số lưu ý chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng như sau:
– Điều trị triệu chứng: Sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau. Các thuốc này, đặc biệt là ibuprofen cần được sử dụng cẩn thận, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng, vì chúng có thể liên quan đến một số rủi ro. Aspirin tuyệt đối không được sử dụng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 12 tuổi bởi nó có thể gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm ở những trẻ này. Sử dụng nước muối sinh lý 0;9% để súc miệng, nhằm vệ sinh sạch sẽ các tổn thương niêm mạc. Các tổn thương da cũng cần được vệ sinh sạch sẽ một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng tích tụ vi khuẩn, tăng nguy cơ bội nhiễm.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước do sốt.
>>>>>Xem thêm: Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ bị sốt và nôn
Để tránh tình trạng mất nước do sốt, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước.
– Ăn thức ăn dễ nuốt: Ăn thức ăn mềm và dễ nuốt để giảm đau.
– Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
Bố mẹ nhớ rằng, nếu triệu chứng tay chân miệng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng sau 7 – 10 ngày, trẻ cần được thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi có các biến chứng nặng, trẻ có thể phải điều trị chuyên sâu tại các cơ sở y tế.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.