Suy thận ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, làm giảm tuổi thọ và giảm chức năng sinh sản cũng như giảm sút sức lao động của người bệnh. Do đó, tìm hiểu một số cách phòng chống suy thận hiệu quả là điều hết sức cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Cách phòng chống suy thận làm giảm tuổi thọ
1. Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng giảm hoạt động của thận, làm cho thận không đảm bảo được các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Chính vì thế, chúng ta cần có lối sống lành mạnh và đảm bảo chế độ ăn uống, luyện tập điều độ hằng ngày để phòng ngừa bệnh.
Hạn chế các thức ăn nhiều muối là cách phòng chống suy thận hiệu quả.
2. Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng chống bệnh suy thận
Về ăn uống, chúng ta cần hạn chế các thức ăn nhiều muối và chỉ nên ăn 2 – 4g muối mỗi ngày. Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật như thịt đỏ, trứng, cá (chỉ cần bổ sung 100 – 200g thịt, cá mỗi ngày). Không uống nhiều bia rượu, nước ngọt có gas và từ bỏ thói quen hút thuốc lá bởi các nhà khoa học chứng minh thuốc lá là yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.
Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị sỏi tiết niệu – Trường hợp áp dụng và hiệu quả
Tăng cường các loại rau quả, trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày.
Trong thực đơn hằng ngày, chúng ta cần tăng cường các loại rau quả, trái cây tươi như táo, nho, lê, đào, mận, mơ, trái mâm xôi, dâu tây, cà rốt, xúp lơ, dưa chuột, rau cần tây, đậu xanh, bắp cải. Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít/ngày để cung cấp đủ nước đồng thời tăng cường giải độc cho cơ thể.
3. Duy trì vận động thể dục đều đặn
Duy trì thói quen thể dục đều đặn, ít nhất là 30 phút mỗi ngày và không nên nhịn tiểu, bởi nhịn tiểu lâu sẽ làm bàng quang và thận quá tải, từ đó ảnh hưởng đến việc lọc canxi trong nước tiểu.
Ngoài ra, chúng ta cũng không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc trong một thời gian dài và đặc biệt là không tự ý uống các loại mật cá, mật rắn…vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc và viêm cầu thận.
>>>>>Xem thêm: Thư gửi tương lai: Cảm ơn bài học từ những viên sỏi thận!
Chúng ta nên có lịch đi khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần.
Những người có bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu, nồng độ protein trong nước tiểu và ổn định huyết áp để tránh biến chứng suy thận.
Chúng ta nên có lịch đi khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để kiểm tra huyết áp, nồng độ protein trong nước tiểu, số lượng hồng cầu, bạch cầu… để biết được tình trạng sức khỏe và tình trạng hoạt động của thận, từ đó có những cách phòng chống suy thận hợp lý và hiệu quả.
Những người có tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận khi đến khám thận, cần xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền. Còn trường hợp người đã có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật lên đường tiết niệu hoặc các cơ quan trong bụng, ngoài những xét nghiệm trên, nếu có dấu hiệu tắc nghẽn cần làm thêm các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chính xác hơn.