Âm đạo nhiễm tạp khuẩn là một tình trạng phụ khoa rất thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là những chị em thuộc độ tuổi sinh sản. Bệnh có vẻ thường thấy và đơn giản nên người bệnh thường chỉ quan mà không nghĩ có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy, các chị em cần chủ động tìm hiểu và phòng tránh bệnh.
Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa âm đạo nhiễm tạp khuẩn, chị em cần biết tránh vô sinh
1.Những thông tin cần biết về viêm âm đạo do tạp khuẩn
1.1. Âm đạo nhiễm tạp khuẩn là gì?
Viêm âm đạo do tạp khuẩn là một bệnh lý rất hay thấy ở nữ giới, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 15 cho đến 44 tuổi. Những đối tượng ngoài khoảng tuổi tác này vẫn có thể bị tuy nhiên hiếm gặp hơn.
Trong y khoa, khái niệm viêm âm đạo do tạp khuẩn chỉ tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo, nguyên nhân bởi sự mất cân bằng của các loại vi khuẩn. Cụ thể hơn, âm đạo của phụ nữ luôn tồn tại hai lại vi khuẩn có lợi và có hại. Bình thường khi khỏe mạnh, những vi khuẩn có lợi sẽ chiếm phần áp đảo để kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn. Điều kiện để lợi khuẩn phát triển hơn là nhờ môi trường âm đạo đang được duy trì ổn định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hại khuẩn lại nhiều hơn, phát triển mạnh mẽ hơn sẽ dẫn đến viêm nhiễm ở âm đạo.
Viêm âm đạo liên quan đến tạp khuẩn rất phổ biến
Bệnh lý viêm nhiễm vùng kín do tạp khuẩn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Có nhiều trường hợp được ghi nhận không điều trị kịp thời, dứt điểm căn bệnh này có thể dẫn đến vô sinh, khó khăn trong mang thai sau này.
1.2. Nguyên nhân âm đạo nhiễm tạp khuẩn
Sự tấn công của những loại vi khuẩn như nấm Candida hay trùng roi Trichomonas và một số loại hại khuẩn khác chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn.
Trong cơ thể một phụ nữ khỏe mạnh, số lượng những vi khuẩn có lợi luôn ở mức cao hơn những vi khuẩn có hại. Đến khi có những sự xâm nhập của các yếu tố trên thì hại khuẩn sẽ phát triển quá mức và khiến cho mất cân bằng ở môi trường âm đạo. Từ đó gây ra bệnh viêm vùng kín cho chị em.
Theo các chuyên gia về sản phụ khoa, những tác nhân giúp hại khuẩn có cơ hội xâm nhập vào âm đạo hơn như:
– Vệ sinh vùng kín không đúng cách như thụt nước để rửa. Không ít những chị em có thói quen này mà không biết làm vậy sẽ khiến cho âm hộ bị tổn thương, dễ dẫn đến viêm nhiễm hơn. Bên cạnh đó, không ít sản phẩm dung dịch vệ sinh chứa những thành phần không phù hợp, tính tẩy rửa quá mạnh cũng chính là yếu tố góp phần làm vùng kín dễ viêm nhiễm hơn.
– Không bảo vệ an toàn khi quan hệ. Tuy chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào khẳng định sự liên quan giữa việc quan hệ tình dục thiếu an toàn với bệnh lý viêm âm đạo do tạp khuẩn, nhưng thống kê cho thấy tỉ lệ phụ nữ có thói quen quan hệ tình dục chưa an toàn mắc bệnh viêm âm đạo cao hơn những người khác.
– Cơ thể thiếu hụt số lượng lớn lợi khuẩn âm đạo. Đây là trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ số lượng lợi khuẩn cần thiết, do đó âm đạo sẽ mất đi sự cân bằng cần thiết tự nhiên.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm cổ tử cung chị em cần biết
Có nhiều nguyên nhân của bệnh viêm âm đạo tạp khuẩn
– Ngoài ra cũng có một số tác nhân khác có thể gây nên bệnh lý viêm âm đạo do tạp khuẩn như ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, bơi ở những vùng sông hồ ô nhiễm…
1.3. Các triệu chứng thường thấy của bệnh liên quan
Chị em cần nắm được những triệu chứng cơ bản của căn bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn để có thể phát hiện và được chữa trị kịp thời. Những triệu chứng khi mắc bệnh viêm âm đạo là:
– Xuất hiện mùi hôi tanh khó chịu dù đã vệ sinh lau rửa âm đạo hàng ngày.
– Tiết nhiều khí hư bất thường, khí hư đổi mày, đặc và vón cục. Nếu màu của khí hư là màu vàng hoặc xanh thì tình trạng viêm nhiễm đã ở mức báo động.
– Có nhiều cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín, cảm giác này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, cảm giác ngứa sẽ ngày càng tăng lên và nặng hơn nếu không được chữa trị.
– Tiểu buốt, cảm giác đau buốt như có kim châm mỗi khi đi tiểu tiện.
Nếu gặp những triệu chứng trên mà không đi khám để chữa kịp thời, chị em rất dễ gặp những biến chứng nguy hiểm hơn của bệnh. Hãy đến các cơ sở khám bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Viêm âm đạo do tạp khuẩn chớ coi thường
Viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn hiện là bệnh rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân có suy nghĩ chủ quan với căn bệnh này vì tâm lý ngại đi khám phụ khoa.
Tâm lý coi thường bệnh sẽ làm người bệnh đối mặt với những biến chứng như:
– Giảm hoặc mất khả năng sinh sản đối với phụ nữ, một trong những nguyên nhân hàng đâu gây vô sinh trên thế giới.
– Tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung, sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm…
– Lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận khác như cổ tử cung, buồng trứng.
– Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu cao hơn những người không bị bệnh.
– Vi khuẩn có hại từ âm đạo có thể xâm nhập lên đường tiết niệu gây viêm nhiễm đường tiết niệu
– Làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của chị em phụ nữ và quan hệ vợ chồng, mối quan hệ hôn nhân.
>>>>>Xem thêm: Cách tính chu kỳ rụng trứng của phụ nữ
Chị em chớ coi thường căn bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn
Như vậy, bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với bệnh này mà cần thăm khám kịp thời để được chữa trị.
3. Bệnh viêm âm đạo có yếu tố tạp khuẩn được điều trị ra sao?
Những bước khám và chẩn đoán bệnh viêm âm đạo bởi tạp khuẩn đầu tiên sẽ được chẩn đoán lâm sàng, sau đó làm một số xét nghiệm như soi tươi, nhuộm soi để đánh giá bệnh. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra những liệu trình thích hợp để điều trị tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của từng bệnh nhân.
Thông thường sẽ sử dụng những loại thuốc sau trong điều trị bệnh:
– Tinidazol
– Metronidazole
– Clindamycin
– Thuốc đặt âm đạo để trị viêm
Những loại thuốc này cần được kê đơn bởi bác sĩ tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn hoặc những bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
Trên đây là những chia sẻ thông tin về căn bệnh liên quan đến âm đạo nhiễm tạp khuẩn, hi vọng những chị em phụ nữ sẽ quan tâm đến sức khỏe sinh sản của mình nhiều hơn và đi khám phụ khoa định kỳ để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.