Trào ngược dạ dày thực quản là một trong hiện tượng mà trẻ em thường hay gặp, tình trạng này có thể gây gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh chủ động nhận biết các dấu hiệu cũng như nguyên nhân để có phương pháp xử lý phù hợp. Cùng xem bài viết dưới đây để biết triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả nhé.
Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
1. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em.
Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý, tuỳ từng loại có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em.
2. Phân loại trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày ở trẻ được phân loại thành 2 loại phổ biến là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cụ thể như sau:
2.1. Trào ngược sinh lý
– Độ tuổi thường gặp phải là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
– Triệu chứng thường gặp là trớ sữa nhiều lần trong ngày tuy nhiên trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, lên cân đều, không bị tái phát nhiều lần…
– Nguyên nhân: do mẹ cho bé bú sai tư thế, khiến sữa bị trào ngược lên miệng. Bên cạnh còn do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của trẻ hoạt động đóng mở chưa đều.
– Tình trạng này sẽ không kéo dài mãi mà giảm dần theo thời gian, chậm nhất là đến khi trẻ trên 1 tuổi.
2.2. Trào ngược bệnh lý
– Độ tuổi thường gặp phải là trẻ trên 1 tuổi
– Triệu chứng thường gặp là hay bị nôn trớ, giọng khàn, thở khò khè trong khi ngủ, cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, hen phế quản, viêm phổi, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn
– Nguyên nhân chủ yếu do trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày khiến cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu, trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh…
– Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý thì người nhà nên đưa trẻ thăm khám sớm tại các chuyên khoa tiêu hóa nhi để được chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra biến chứng.
Tìm hiểu thêm: Phác đồ trị HP chuẩn theo công bố của Bộ Y tế
Trào ngược dạ dày ở trẻ được phân loại thành 2 loại phổ biến là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý
3. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ cần chú ý
Dưới đây là 1 số triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em mà bạn nên chú ý:
– Trẻ trớ hoặc nôn sữa ra nhiều, chủ yếu thông qua đường miệng, đôi khi cả mũi.
– Trẻ quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, đêm ngủ không tròn giấc.
– Tăng cân chậm, còi xương suy dinh dưỡng, thiếu máu
– Với những trẻ lớn hơn chút, có thể xuất hiện tình trạng đau phía sau xương ức, kèm theo ợ nóng khó chịu.
– Khi xuất hiện biến chứng ở đường hô hấp sẽ có các biểu hiện như ho, khò khè, thở tím tái. Lúc này nên cho trẻ nhập viện vì viêm phổi hay các cơn ngừng thở nếu không phát hiện kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ.
4. Nguyên nhân gây tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ
4.1. Nguyên nhân sinh lý gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
– Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Ở độ tuổi trẻ nhỏ, hệ thống tiêu hóa và dạ dày lúc này chưa hoàn thiện. Hơn nữa, dạ dày nằm gần vị trí lồng ngực hơn so với người lớn.
– Cơ thắt thực quản chưa phát triển: Cơ thắt thực quản của trẻ hoạt động đóng mở không hiệu quả, dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.
– Thức ăn tiêu thụ mỗi ngày: Trẻ em thường ăn chủ yếu sữa hay cháo. Những thực phẩm này đều ở dạng mềm lỏng nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng.
– Tư thế cho bé bú: Thông thường trẻ hay được mẹ cho bú ở tư thế nằm ngang. Tuy nhiên, ở tư thế này, dạ dày của trẻ sẽ nằm ngang và dễ khiến sữa khi xuống đến dạ dày lại bị trào ngược lại lên miệng.
4.2. Nguyên nhân bệnh lý gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành hoặc sa dạ dày ở mức độ nặng. Điều này làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản và thường gặp ở trẻ em có độ tuổi dưới 1 tuổi. Một số trẻ cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân hay hở van tim…
>>>>>Xem thêm: 4 triệu chứng bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn
Cơ thắt thực quản của trẻ hoạt động đóng mở không hiệu quả, dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.
5. Trào ngược dạ dày của trẻ khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi xuất hiện các dấu hiệu sau bố mẹ cần được đưa đi khám ngay:
– Nôn nhiều lần liên tục, nôn ra máu
– Tiêu chảy, đi tiêu có máu
– Viêm phổi
– Chậm tăng cân
– Quấy khóc kéo dài hơn hai giờ
– Bỏ ăn uống
– Trẻ dưới ba tháng tuổi bị nôn nhiều sau mỗi lần bú
– Trẻ lừ đừ, cảm giác người không khỏe
Đối với trẻ lớn cần đi khám khi:
– Nôn nhiều lần, nôn ra máu
– Sụt cân
– Ợ nóng thường xuyên hoặc đau ở vùng giữa ngực
– Đau hoặc khó nuốt, nghẹn cổ họng
– Các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, ho hoặc khàn giọng
– Viêm phổi tái phát
6. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
Với những trẻ có độ tuổi dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp dưới đây:
– Vuốt ngực, lưng cho trẻ trong quá trình bú sữa.
– Sau khi trẻ bú xong cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc thẳng đứng.
– Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, cho bú thành nhiều lần trong ngày.
Với những trẻ lớn hơn, đã sử dụng dinh dưỡng từ thực phẩm, phụ huynh cần lưu ý:
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn lượng thức ăn vừa phải, không cho trẻ ăn quá no.
– Nâng cao phần đầu giường khi ngủ, cho trẻ sử dụng gối chuyên dụng cho người trào ngược dạ dày.
– Hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có gas.
– Duy trì cân nặng cho trẻ luôn khỏe mạnh, giảm cân đối với những trẻ đang trong tình trạng thừa cân, béo phì.
– Tập cho trẻ thói quen ăn tối sớm.
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Hy vọng sẽ giúp phụ huynh chăm sóc tốt hơn cho con khi trẻ mắc bệnh. Đồng thười khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo về vấn đề về tiêu hóa, người nhà cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.