Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết

Trẻ bị sốt xuất huyết có nên tắm không là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết sau sẽ đưa ra một số thông tin cùng cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết sao cho phù hợp.

Bạn đang đọc: Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết

1. Trẻ bị sốt xuất huyết có thể tắm gội không?

1.1 Những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết có thể tắm

Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết

Trong một số trường hợp, trẻ bị sốt xuất huyết có thể tắm nếu tình trạng đảm bảo những yếu tố an toàn

Trên thực tế, trẻ đang bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm gội nếu đảm bảo những yếu tố sau:

– Tình trạng sốt xuất huyết nhẹ: Tắm cho trẻ với nước ấm. Điều này là bởi tắm nước lạnh sẽ khiến trẻ bị sốt xuất huyết nặng hơn. Bên cạnh đó, ta không được để trẻ ngâm người quá lâu trong nước.

– Gội đầu nhanh: Trẻ bị sốt xuất huyết có thể gội đầu nhưng cần thực hiện nhanh chóng, sấy khô tóc sau khi gội. Để tóc ẩm lâu sẽ khiến cơ thể trẻ bị lạnh, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Khi sốt xuất huyết dẫn tới bị giảm tiểu cầu, trẻ chỉ nên lau người bằng khăn ấm hoặc tắm thật nhanh, nhẹ nhàng với nước ấm.

Nếu như đảm bảo được những điều trên thì tắm cho trẻ đang bị sốt xuất huyết có thể thực hiện.

1.2 Những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết không thể tắm

Tìm hiểu thêm: 5 phút vàng sơ cứu trẻ bị ngạt nước mẹ nên đọc ngay

Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết

Những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết nặng, không đảm bảo an toàn thì không được tắm gội

Trong một số trường hợp, bệnh nhi sốt xuất huyết bị nặng. Những triệu chứng như tăng tính thấm ở thành mạch, giảm tiểu cầu xuất hiện với nhiều những mức độ khác nhau:

– Xuất huyết đỏ ở dưới da hoặc bị bầm tím.

– Trẻ có triệu chứng bị chảy máu chân răng, chảy máu cam.

– Xuất hiện tình trạng bị xuất huyết dưới da ở các vị trí như: mặt trong cánh tay, bụng hay ở đùi, mặt trước cẳng chân.

Khi đó, trẻ nên hạn chế tắm hoặc tốt hơn là không nên tắm gội. Việc tắm gội trong thời điểm này nếu không cẩn thận sẽ khiến thành mạch máu bị giãn ra. Tình trạng bệnh khi đó sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu trong trường hợp vì có một lý do nào đó mà trẻ buộc phải tắm thì cha mẹ lưu ý chỉ tắm cho trẻ với nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh.

2. Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết phù hợp

Thông thường, những trẻ bị sốt xuất huyết sẽ trong khoảng 7-10 ngày. Vì vậy, trẻ nhỏ sẽ dễ bị khó chịu, bí bách, dẽ bị hăm hay quá trình tiết mồ hôi bị cản trở khiến bệnh nặng thêm. Do đó, trẻ cũng cần được tắm gội với những nguyên tắc nhất định. Sau đây là các bước để tắm cho trẻ đang bị sốt xuất huyết.

2.1 Bước 1: Tiến hành đo thân nhiệt cho trẻ trước khi tắm

Cha mẹ hãy sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ. Nếu như thân nhiệt trẻ không quá cao thì có thể thực hiện tắm gội.

2.2 Bước 2: Những điều cần chuẩn bị trước khi tắm.

Cha mẹ cần chuẩn bị nước ấm nóng để có thể tắm cho trẻ. Nước cần có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt bé khoảng 2 độ C. Trong phòng tắm, không khí phải kín, không để gió lùa vào dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.

2.3 Bước 3: Tiến hành tắm cho trẻ.

Để tắm cho trẻ mắc sốt xuất huyết đúng, đầu tiên, cha mẹ nên gội đầu cho trẻ thật nhanh. Sau đó, hãy dùng khăn tắm để lau khô phần mặt, cổ, tóc và phần gáy. Tiếp đến, ta cho trẻ ngồi trong bồn hoặc trong chậu, sử dụng vòi hoa sen tắm cho trẻ với nước ấm đã được chuẩn bị sẵn. Trong trường hợp không có vòi hoa sen, ta có thể sử dụng gáo để dội nước lên người một cách nhẹ nhàng, từ tốn.

2.4 Bước 4: Sau khi đã tắm xong.

Sau khi tắm xong, cha mẹ nên dội nước lên người trẻ thêm một lần để loại bỏ hết bọt từ sữa tắm. Sau đó, hãy dùng khăn tắm lớn quấn quanh trẻ. Trẻ cần được lau kho người, mặc quần áo ngay để tránh cảm lạnh.

3. Một số quan điểm sai trong chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết

Trên thực tế, bên cạnh việc tắm chưa đúng cách còn tồn tại một số quan điểm sai khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết khiến bệnh thêm nặng. Và dưới đây là những quan điểm sai cha mẹ cần tránh:

3.1 Chủ quan, không đưa trẻ đi khám

Có nhiều bậc phụ huynh đã chủ quan, không cho trẻ đi khám khi phát hiện những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết khi còn nhẹ. Thế nhưng, đây lại là một sai lầm khá nghiêm trọng. Điều này có thể gây tác động xấu và khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Do đó, dù tình trạng cụ thể của trẻ thế nào thì khi có những dấu hiệu sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được kiểm tra, có phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ đúng, an toàn trong tình trạng này.

Khi tình trạng bệnh của bé có dấu hiệu nặng hơn mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ có thể bị tổn thương tới não, xuất huyết nội tạng hay thậm chí đe dọa tới tính mạng.

3.2 Hết sốt là trẻ đã hết bệnh

Thực tế thì khi hết sốt là lúc bệnh tình đang chuyển biến nặng hơn do giảm tiểu cầu dẫn tới xuất huyết dưới da. Thế nhưng nhiều người lại lầm tưởng hết sốt là đã hết bệnh.

Do đó, vào thời điểm con hết sốt, cha mẹ cần chú ý chăm sóc cẩn thận hơn. Trẻ nên được theo dõi từng thay đổi trên cơ thể để có thể xử lý kịp thời khi cần thiết.

3.3 Trẻ chỉ bị sốt xuất huyết một lần

Cách tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ theo giai đoạn

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và có 4 chủng, có thể khiến người bệnh tái nhiễm nhiều lần

Bệnh sốt xuất huyết ở cả người lớn và trẻ nhỏ đều do virus Dengue gây ra. Virus này hiện nay đã có tới 4 chủng bao gồm: Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Với chủng Den-1, trẻ bị mắc vẫn có thể mắc cả 3 chủng còn lại ở những lần sau đó. Do đó, cha mẹ cần lưu ý không được chủ quan khi trẻ mới bị sốt xuất huyết một lần. Sau lần đầu khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được tiếp tục theo dõi. Từ đó, ta có thể kịp thời phát hiện nếu có dấu hiệu sốt xuất huyết để được điều trị.

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề có nên tắm và cách tắm phù hợp cho trẻ bị sốt xuất huyết là tùy vào từng tình trạng. Cụ thể, cha mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để có phương pháp chăm sóc phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *