Với những phiền toái mà bệnh mất ngủ gây ra, rất nhiều người muốn tìm cách khắc phục bệnh này. Cùng tìm hiểu hiểu cách trị bệnh mất ngủ tại nhà đơn giản, hiệu quả qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Cách trị bệnh mất ngủ tại nhà đơn giản, hiệu quả
1. Mất ngủ gây tác hại gì và có thể điều trị tại nhà được không?
Những rối loạn về giấc ngủ không chỉ khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, lờ đờ vào ngày hôm sau mà còn để lại những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe nếu kéo dài mà không có biện pháp cải thiện. Những tác hại của mất ngủ có thể kể đến như:
– Suy giảm trí nhớ: Mất ngủ làm suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ.
– Rối loạn tâm lý: Mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng, dễ cáu gắt, thậm chí rối loạn lo âu, trầm cảm.
– Tăng huyết áp: Sự căng thẳng, quá tải của hệ thần kinh xuất phát từ tình trạng mất ngủ có thể làm tăng áp lực cho tim, khiến huyết áp tăng cao.
– Tăng nguy cơ đột quỵ: Nguy cơ đột quỵ tăng đến 83% khi ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm.
– Lão hóa da sớm: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể bệnh nhân sẽ giải phóng nhiều hormone cortisol, gây phá vỡ collagen, khiến da “xuống cấp” một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, mất ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, béo phì, tiểu đường. Những tác hại này có thể được ngăn chặn bằng nhiều phương pháp. Tùy vào tình trạng mất ngủ của từng người bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó nhiều người ưu tiên các phương pháp điều trị tại nhà.
Mất ngủ kéo dài gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp ngay tại nhà để hỗ trợ trị bệnh mất ngủ .
2. Các cách trị bệnh mất ngủ tại nhà
2.1 Trị bệnh mất ngủ tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ vào trong bữa ăn hằng ngày là một trong những cách chữa mất ngủ không dùng thuốc đơn giản và hiệu quả tại nhà. Một số loại thực phẩm giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn có thể kể đến như:
– Phô mai: Phô mai rất giàu tryptophan – loại axit amin cần thiết trong việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh melatonin và serotonin, giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
– Hạnh nhân: Lượng magie và canxi dồi dào trong hạnh nhân rất quan trọng, cần thiết giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng.
– Cá hồi: Cá hồi rất giàu axit béo Omega-3, có lợi cho giấc ngủ. Các món ăn chế biến từ cá hồi là nguồn cung cấp Omega-3 tuyệt vời không nên bỏ qua.
– Bánh quy giòn: Lượng tinh bột trong bánh quy có thể giúp tăng lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
– Nước ép anh đào: Giàu melatonin nên quả anh đào rất tốt cho giấc ngủ. Uống 2 ly nước ép anh đào mỗi ngày, bạn có thể ngủ thêm được 90 phút.
– Sữa ít béo: Hàm lượng canxi trong sữa giúp tăng cường sản xuất các melatonin, giúp bạn ngủ ngon hơn.
– Chuối: Giàu tryptophan, magie và kali, chuối là thực phẩm giúp cơ thể sản xuất hormone serotonin thư giãn cơ bắp, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh xa cà phê, trà đen, socola, thức ăn cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo,… Các loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ ở giới trẻ: Các yếu tố nguy cơ không thể xem nhẹ
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách bền vững.
2.2 Luyện tập thể dục để trị bệnh mất ngủ
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, tăng cường máu lưu thông lên não, đó là tiền đề cho một giấc ngủ chất lượng. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh mất ngủ nên dành ra 30 phút mỗi ngày thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà. Các bài tập được khuyên cho người mất ngủ gồm: yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,…
2.3 Trị bệnh mất ngủ tại nhà bằng các loại thảo mộc
Các loại trà thảo mộc thường có thành phần lành tính và rất tốt cho giấc ngủ, có thể kể đến như:
– Trà tâm sen
Vị thuốc này có chứa nhiều thành phần quan trọng như flavonoid, alkaloid, các acid amin. Đây đều là những chất quan trọng có khả năng chống căng thẳng, giúp thư giãn thần kinh, an thần, giải nhiệt, do đó hỗ trợ tốt trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
– Trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp an thần nhẹ, giảm căng thẳng, stress, giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
– Trà gừng
Hoạt chất cineiole trong trà gừng có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm stress, căng thẳng và khắc phục tình trạng đau nửa đầu.
– Hoa tam thất
Nụ hoa tam thất có thể giúp cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ nhanh và ngủ sâu hơn mỗi ngày. Những hoạt chất có trong vị thuốc này giúp an thần nhẹ, điều hòa huyết áp, kích thích quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng thần kinh.
– Trà cam thảo
Cam thảo có khả năng gây buồn ngủ và an thần nhẹ, có khả năng giúp người bệnh ngủ ngon và ngủ sâu hơn nên cũng thường được sử dụng cho bệnh nhân gặp vấn đề về giấc ngủ.
– Cây nữ lang
Đây là loại thảo dược thiên nhiên có khả năng cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Cụ thể, phần rễ của loại cây này được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Bị đau đầu khi mang thai mẹ bầu nên làm gì?
Trà tâm sen là một thức uống tốt cho giấc ngủ.
2.4 Ngâm chân
Ngâm chân là một mẹo trị mất ngủ tại nhà tuyệt vời. Những huyệt đạo dưới lòng bàn chân có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Do vậy, đả thông các huyệt đạo này sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
Đặc biệt, nếu thực hiện xoa bóp bấm huyệt trong thời gian ngâm chân, mạch máu sẽ được lưu thông, các cơ quan được thư giãn. Tâm trạng được cải thiện, tinh thần thoải mái sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị mất ngủ và chứng đau đầu. Các chuyên gia khuyên những người bị mất ngủ nên ngâm chân mỗi buổi tối từ 10 – 15 phút.
2.5 Bấm huyệt
Đối với những người bị mất ngủ, bấm huyệt có thể kích thích và đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết diễn ra bên trong cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái, cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia, người bệnh không nên tự thực hiện nếu không có kiến thức về các huyệt đạo.
Trên đây là một số phương pháp trị bệnh mất ngủ tại nhà được khuyến cáo. Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà không thấy thuyên giảm, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.