Cách trị mất ngủ cho người già hiệu quả mà không dùng thuốc

Tình trạng mất ngủ khiến nhiều người già chỉ ngủ được 2 – 3 tiếng/đêm, ảnh hưởng xấu đến thể chất cũng như tinh thần của bệnh nhân. Vấn đề này cũng gây cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, lo âu… khiến người lớn tuổi bồn chồn khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số cách trị mất ngủ cho người già

Bạn đang đọc: Cách trị mất ngủ cho người già hiệu quả mà không dùng thuốc

Cách trị mất ngủ cho người già hiệu quả mà không dùng thuốc

Mỗi đêm chỉ ngủ được 2- 3 tiếng khiến người già mệt mỏi

1. Như thế nào gọi là chứng mất ngủ? 

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc. Thường xuyên thức dậy sớm mặc dù ngủ chưa đủ giấc hoặc không thể quay lại giấc ngủ khi bị đánh thức giữa đêm. 

Người mất ngủ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau nhức người sau khi thức dậy. Thường xuyên buồn ngủ ngày, ngáp ngủ nhưng không thể ngủ được. Làm chất lượng cuộc sống cũng như công việc sụt giảm. Ăn uống trở nên mất ngon, chán ăn, không có cảm giác thèm ăn. 

2. Các triệu chứng điển hình khi bị mất ngủ thường xuyên

– Khó ngủ vào ban đêm, dễ bị tỉnh giấc cho dù tiếng động nhỏ

– Thức dậy quá sớm, trằn trọc suốt đêm 

– Mệt mỏi, uể oải, đau nhức người khi tỉnh dậy

– Cơ thể, tâm trí cảm thấy lo lắng, bồn chồn, lo âu, cáu gắt 

– Hay buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ ngày được 

– Khó tập trung, mau quên, trí nhớ giảm sút

3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người già 

Có nhiều nguyên nhân làm người già bị mất ngủ, một trong số nguyên nhân chính là do: 

3.1 Do thay đổi sinh lý, tuổi tác 

Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa tăng lên, các cơ quan trong cơ thể lão hóa dần. Khiến nhịp sinh học cơ thể rối loạn dễ bị mất ngủ. 

3.2 Chế độ sinh hoạt, môi trường sống thay đổi 

Chế độ sinh hoạt giờ giấc người già khác thanh thiếu niên và người đang đi làm. Người già thường buồn ngủ sớm, nhưng lại rất dễ tỉnh giấc. Nên khi sống trong gia đình nhiều người tiếng ồn có thể khiến người già thức giấc không ngủ lại được sau đó.  

3.3 Đau nhức cơ thể 

Theo năm tháng, cơ thể người già sẽ có những bệnh lý nền đi kèm như tim mạch, huyết áp, đau nhức xương khớp, tiểu đường… Cơn đau nhức thường xuất hiện về đêm nhiều hơn khi người bệnh nằm một tư thế. Khiến người già khó vào giấc, dễ tỉnh ngủ, trằn trọc suốt đêm. 

3.4 Tiểu đêm 

Uống nước nhiều trước khi đi ngủ khiến người bệnh dễ tiểu đêm. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, chức năng thận, cơ thắt niệu đạo suy yếu, khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong đêm. 

3.5 Mất ngủ do thuốc 

Một số thuốc chứa thành phần gây ức chế thần kinh, khiến người bệnh khó ngủ. Một số thuốc chứa cafein,  theophylin, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn… gây khó ngủ. 

3.6 Căng thẳng, áp lực tâm lý 

Áp lực con cái, công việc, gia đình… có thể làm người lớn tuổi âu lo, sang chấn tâm lý. Người bệnh lo lắng, thao thức không ngủ được. 

3.7 Ngủ ngày nhiều 

Người Việt Nam có thói quen ngủ trưa, nhưng nếu ngủ thông qua chiều nhiều quá khiến giấc ngủ đêm trở nên khó khăn hơn. 

3.8 Ăn nhiều vào buổi tối

Ăn đồ khó tiêu, ăn nhiều vào buổi tối khiến người bệnh ì ạch, trào ngược, ợ chua… Người già dễ bị trào ngược do van dạ dày không còn đàn hồi tốt. Trào ngược khiến người bệnh lo lắng, bồn chồn, ợ nóng khó chịu làm người bệnh khó ngủ. 

3.9 Chất kích thích 

Nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà… làm ức chế thần kinh, khiến người bệnh khó ngủ. 

3.10 Ít vận động 

Ít vận động khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Điều này làm người bệnh cảm thấy khó ngủ hơn. 

Tìm hiểu thêm: Đột quỵ não cấp: Cấp cứu sớm để giảm nguy cơ tử vong

Cách trị mất ngủ cho người già hiệu quả mà không dùng thuốc

Bác sĩ tư vấn cách trị mất ngủ cho người già

4. Mất ngủ là cảnh báo của bệnh lý gì?

Mất ngủ kéo dài có thể cảnh báo một số bệnh lý như: 

– Bệnh lý dị ứng, tim mạch, tuyến giáp, trào ngược dạ dày thực quản 

– Bệnh lý viêm khớp, tim mạch, 

– Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ sau mãn kinh, khiến người bệnh bốc hỏa, khó ngủ 

– Bệnh lý tâm thần: lo âu, trầm cảm… khiến người bệnh mất ngủ 

– Một số bệnh lý: ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, mộng du,… khiến người bệnh khó ngủ 

4.1 Vậy khi nào người bệnh bị mất ngủ cầm phải đi khám?

Nếu tình trạng mất ngủ của bạn diễn ra liên tục với tần suất từ 3 lần/tuần trở lên . Kéo dài trong 1 tháng liên tục mà không phải do yếu tố bên ngoài tác động. Thì lúc này bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. 

Cách trị mất ngủ cho người già hiệu quả mà không dùng thuốc

>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan trước những tác hại của mất ngủ kéo dài

Để tránh mất ngủ, hãy để thiết bị điện tử xa giường trước khi ngủ 

5. Các cách trị mất ngủ cho người già cực hiệu quả 

Mất ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, đau đầu, sa sút trí tuệ. Hãy thử ngay một số cách dưới đây để cải thiện giấc ngủ: 

5.1 Ăn uống

Ăn tối trước 18 giờ tối, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bổ sung hoa quả, chất xơ, đồ ăn thanh mát. Hạn chế ăn nhiều thịt, đồ nhiều đạm, dầu mỡ… gây khó tiêu. Không sử dụng chất kích thích như trà xanh, cà phê, đồ ngọt, đồ có ga…Những chất này làm ức chế thần kinh trung ương, gây cảm giác hưng phấn, khó ngủ. 

5.2 Uống ít nước 

Uống đủ nước trong ngày, sau 20 giờ thì hạn chế uống nước để tránh tiểu đêm gây thức giấc. 

5.3 Cách trị mất ngủ cho người già nhờ tạo môi trường ngủ tốt 

Tạo môi trường ngủ thoải mái, giường đệm thơm tho sạch sẽ, êm ái, ấm áp, thông thoáng. Phòng ngủ riêng, tránh người khác tạo tiếng ồn làm phiền lúc đã vào giấc. Nếu yên ắng quá khó ngủ, thì một chút nhạc thư giãn sẽ giúp giấc ngủ vào dễ hơn. Không nên bật đèn trong phòng ngủ, cho dù chỉ là đèn ngủ. Hãy để phòng thật tối để cơ thể đi vào giấc ngủ tốt hơn. 

5.4 Tập thư giãn trước khi ngủ 

Bạn có thể tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Giúp thư giãn các bó cơ đang căng cứng suốt một ngày dài làm việc, từ đó giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5.5 Cách trị mất ngủ cho người già bằng sử dụng trà thảo dược 

Một số loại trà thảo mộc giúp thư giãn hệ thần kinh, tạo cảm giác dễ ngủ hơn như: hạt sen, tâm sen, trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, nụ hoa tam thất… Nên uống trong ngày, trước 18 giờ để hạn chế tiểu đêm. 

5.6 Tránh xa thiết bị điện tử 

Tập thói quen rời xa thiết bị điện tử trước khi ngủ. Để điện thoại, máy tính, máy tính bảng… ra xa giường. Nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, một phần là do ánh sáng xanh, hãy tránh xa nó.

5.7 Tắm nước ấm 

Tắm nước ấm giúp cơ thể thoải mái, thư giãn gân cốt. Lỗ chân lông được thông thoáng, thoải mái hơn, giúp ngủ sâu hơn. 

5.8 Massage và ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ 

Massage và ngâm chân giúp cơ thể thoải mái, thư giãn. Đặc biệt khi massage chân, các huyệt đạo ở chân được kích thích, giúp cơ thể rơi vào cảm giác thư giãn, dễ ngủ. 

5.9 Không ngủ ngày 

Hạn chế tối đa thời gian ngủ ngày chỉ còn 10 – 15 phút, để tăng cảm giác thèm ngủ vào buổi tối. 

5.10 Tránh ngủ sớm

Nên đi ngủ sau 22 giờ tối, tránh ngủ sớm tầm 19 – 20 giờ. Ngủ quá sớm sẽ khiến người bệnh dễ tỉnh giấc vào nửa đêm và không ngủ lại được. 

5.11 Tăng cường vận động vào ban ngày 

Thay vì ngồi lâu hoặc nằm một chỗ xem ti vi, làm việc. Vận động giữa giờ, vào sáng sớm và chiều tối giúp cơ thể được linh hoạt hơn, tránh buồn ngủ ngày. Giúp bạn có giấc ngủ tối sâu hơn. 

5.12 Lạc quan, yêu đời, thư giãn 

Giữ một tinh thần lạc quan, yêu đời, gạt bỏ gánh nặng sang một bên. Giúp tinh thần bạn được phấn chấn, thoải mái.

 

Trên đây là một số cách giúp người già hạn chế mất ngủ khá tốt mà không phải dùng thuốc. Nếu tình trạng mất ngủ vẫn kéo dài trên 1 tháng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tham gia thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh tại bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn và điều trị ngay hôm nay, để có được giấc ngủ ngon mỗi đêm về. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *