Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải trải qua rất nhiều những thay đổi, trong đó có triệu chứng thường gặp đó là bị mụn khi mang thai. Vậy điều này có đáng lo ngại không và mẹ bầu phải làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Những thông tin sau sẽ giúp ích cho mẹ bầu

Bạn đang đọc: Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

1. Vì sao mẹ bị nổi mụn khi mang thai?

Mụn thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là do sự thay đổi nội tiết tố. Việc gia tăng hormone androgen sẽ làm tăng bã nhờn trên da khiến mụn hình thành. Tình trạng mọc mụn khi mới mang thai thường sẽ trầm trọng hơn vì 3 tháng đầu cũng là thời gian hormone trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều nhất Hầu như khi đến tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, tình trạng này sẽ thuyên giảm tuy nhiên cũng có những mẹ bị nổi mụn khi mang thai suốt thai kỳ.

Một lý do khác khiến mẹ bị mụn khi mang thai có thể do tâm lý mẹ bầu thường buồn phiền, hay lo lắng,…hay ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học

Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

Mặt nổi mụn khi mang thai

1.1. Nổi mụn ở bụng khi mang thai

Không chỉ nổi mụn ở mặt mà các mẹ bầu có thể bị nổi mụn ở những bộ phận khác trên cơ thể, ví dụ như ở vùng bụng. Trong trường hợp này, mẹ không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian để phần nào giảm tình trạng này.

1.2. Dùng lá khế

Mẹ lấy một lượng lá khế vừa đủ rồi cho vào chảo đảo vài lượt đến khi lá quắn lại. Không nên để quá lâu trên chảo, chỉ đến khi có mùi thơm nhẹ, lá khô lại thì tắt bếp. Đợi lá còn ấm thì dùng để chà xát trực tiếp lên chỗ ngứa. Mẹ có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày.

Lưu ý, cách giảm mụn khi mang thai bằng phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả, mẹ bầu vẫn nên tìm tới bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

2. Lưu ý khi nổi mụn ở bụng khi mang thai

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý thêm những điều sau:

Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để da luôn được thông thoáng

Nếu có cơn ngứa, mẹ bầu dùng chiếc ngăn đã được ủ mát và phủ lên bụng Bà bầu nổi mẩn ngứa

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng mụn ngày càng nặng

Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, nhất là vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh và trái cây

Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ

3. Hướng dẫn trị mụn khi mang thai

Cách trị mụn khi mang thai cũng tương tự như lúc mẹ chưa có bầu, nhưng phải hết sức cẩn thận trong việc sử dụng các mỹ phẩm hay các loại thuốc uống

3.1. Chăm sóc da

Điều quan trọng nhất là giữ cho da luôn được sạch sẽ. Sử dụng sữa rửa mặt là chưa đủ, mẹ nên tham khảo thêm các loại nước tẩy trang phù hợp với da của mình và an toàn. Ngoài ra, mỗi tuần mẹ nên tẩy tế bào chết 1 lần để da luôn được sạch sẽ, hạn chế mụn có thể mọc.

Sử dụng kem chống nắng và luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, hạn chế ra nắng vào thời gian từ 10h00 sáng đến 3h00 chiều

Khi sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào đều phải lựa chọn thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quạn y tế thẩm định và ưu tiên những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên

Hạn chế dùng đồ trang điểm, kem dưỡng da để da được thông thoáng và ngăn ngừa tiếp xúc hóa chất độc hại vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi

Tìm hiểu thêm: U xơ tuyến vú nên ăn gì và không nên ăn gì

Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

Giữ da sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp trị mụn khi mang thai

3.2. Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vừa tốt cho sức khỏe lại giúp đẹp da

Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mơ vì càng kích thích mụn mọc nhiều hơn

Cách trị mụn khi mang thai cho mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ – Mẹ bầu cẩn trọng!

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

3.3. Lưu ý khác

Tuyệt đối không được tự sờ hay cạy mụn vì càng làm mụn trầm trọng hơn, hơn nữa đây là nguyên nhân dẫn đến sẹo thâm, sẹo rỗ và kích thích mụn lan rộng

Đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Giữ cho tinh thần vui vẻ, tích cực, tránh căng thẳng…cũng là những cách giúp trị mụn khi mang thai. Những yếu tố này cũng giúp cho sức khỏe của mẹ tốt hơn và có thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những cách trị mụn khi mang thai mà mẹ bầu có thể tham khảo. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lo lắng quá vì đây cũng là tình trạng thường gặp khi mang thai mà cần bình tĩnh để xử trí phù hợp và hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm

>> Ho khi mang thai có nguy hiểm không?

> Đau răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *