Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc. Nghẹt mũi lâu ngày cũng gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của bé mà các mẹ cần có những cách chữa trị kịp thời. Dưới đây là những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý:
Bạn đang đọc: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Có rất nhiều phương pháp trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ, tuy vậy không phải cách trị nghẹt mũi nào cũng an toàn và có hiệu quả. Bởi niêm mạc mũi của trẻ nhỏ vốn rất mỏng và dễ tổn thương, vì vậy để trị chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần thực hiện đúng quy trình. Dưới đây là những giải pháp trị nghẹt mũi cho bé được các bác sĩ khuyên áp dụng, các mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé để cải thiện tình trạng:
Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu
Xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý an toàn để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, mẹ bế trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau (không ép buộc trẻ). Sau đó nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi. Tuy nhiên, các mẹ không được sử dụng nước muối quá 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ thêm.
Nâng cao nệm, giường, cũi
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn nâng cao phần đầu của nệm, giường, cũi lên một chút giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Bạn không nên đặt gối dưới đầu bé vì tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh mà chỉ nên đặt một chiếc khăn bên dưới để nâng đầu thêm một chút.
Xông hơi
Xông hơi có thể giúp trị ngạt mũi cho trẻ hiệu quả. Với phương pháp này, các mẹ cần thực hiện như sau: xả nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông một chút. Hơi nước ấm sẽ giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không chạm vào nước để tránh bé bị bỏng.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ nhỏ là gì?
Hút mũi trị nghẹt mũi cho trẻ
Hút mũi
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các mẹ hút mũi cho bé giúp hút loại bỏ những chất nhầy từ mũi khiến bé hít thở dễ dàng hơn. Trước tiên, mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm và lỏng các chất nhầy, cho bé nằm trên gối cao, sau đó bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra, đưa đầu hút vào trong mũi bé rồi từ từ nhả bóng. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, các mẹ cần giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây.
Dùng máy giữ ẩm không khí
Không khí khô hoặc do dùng điều hòa thường xuyên có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Chạy máy giữ ẩm có thể khiến lỗ mũi của bé thoải mái, bớt đau rát hơn.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, vì vậy phòng còn hơn chữa bệnh. Các mẹ cần chủ động phòng tránh cho trẻ khỏi những tác nhân khiến trẻ nghẹt mũi. Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh như sau:
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả khi bé bị sốt xuất huyết
Vệ sinh mũi họng, bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ
– Luôn chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch cho trẻ nhỏ: bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin nhóm B, khoáng chất v.v… Cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Các mẹ nên để bé ngủ tối thiểu 18h/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày đối với trẻ 2 – 6 tuổi và 11h/ngày với trẻ lớn hơn.
– Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ. Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ.
– Rửa tay thường xuyên: Giúp bé rửa tay thường xuyên sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay sau khi đi chơi về.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.