Bệnh sỏi tiết niệu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhiều căn bệnh đường tiết niệu khác như: viêm đường tiết niệu, viêm thận, suy thận, giãn đài bể thận… Do đó, việc điều trị sỏi tiết niệu kịp thời là cách để người bệnh phòng ngừa nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Vậy cần điều trị thế nào để sạch sỏi, hạn chế nguy cơ biến chứng, người đọc tham khảo bài viết sau để nắm bắt chi tiết.
Bạn đang đọc: Cách trị sỏi tiết niệu hiệu quả, an toàn
1. Sỏi tiết niệu và những điểm cần lưu ý
1.1 Bệnh sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu(hay còn được gọi là sỏi niệu) là tinh thể chứng được hình thành khi các tinh thể vô cơ trong nước tiểu kết tinh lại với nhau. Trong đó gồm có: sỏi thận, niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Đa phần sỏi thường hình thành ở thận sau đó di chuyển xuống các cơ quan khác tạo thành sỏi tiết niệu. Một số triệu chứng sỏi tiết niệu điển hình có thể kể đến như:
– Khó đi tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu ra máu hồng
– Đau bụng, đau lưng, đau dương vật khi đi tiểu…
– Nước tiểu có mùi lạ, màu nước tiểu bất thường…
Sỏi tiết niệu thường mắc phải ở nam giới, đặc biệt là nam giới tuổi trung niên. Căn bệnh này có thể chỉ gặp phải 1 lần, 1 vài lần; nhưng cũng có trường hợp người bệnh sẽ bị xuyên suốt cuộc đời.
Do đó, để đảm bảo sỏi không tái phát nhiều lần, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
1.2 Những nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu cần biết
Nguyên nhân chủ quan gây sỏi tiết niệu có thể kể đến như:
– Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: uống ít nước, nhịn tiểu, ăn mặn…
– Ngồi quá nhiều, ít vận động.
– Sử dụng nhiều thuốc, thực phẩm chức năng có thành phần tăng PH nước tiểu…
– Lười khám sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới sỏi tiết niệu như:
– Một số yếu tố di truyền học
– Gia tăng chất bài tiết vào nước tiểu: tăng calci, tăng oxalat, tăng cystine, tăng axit uric…
– Do bít tắc đường tiết niệu: dị dạng tiết niệu, chít hẹp tiết niệu bẩm sinh…
1.3 Những biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu
Tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng hoặc không. Tuy nhiên, nếu để sỏi niệu kéo dài gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu, người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
– Nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Giãn đài thận, bể thận, thận bị ứ nước, ứ mủ…
– Nhiễm trùng đường huyết hoặc sốc nhiễm trùng.
– Suy thận cấp và mạn tính, thận mất chức năng vĩnh viễn…
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về phương pháp tán sỏi ngược dòng
Suy thận cấp và mạn tính là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi tiết niệu
2. Các cách trị bệnh sỏi tiết niệu hiệu quả, an toàn
2.1 Điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc
Trường hợp 1: Bệnh nhân tình trạng nhẹ không cần cấp cứu
– Áp dụng đối với trường hợp sỏi nhỏ dưới 5mm, không có nguy cơ gia tăng về kích thước, không tắc đường niệu và không gây đau đớn quá mức.
– Riêng với sỏi urat, người bệnh có thể điều trị bằng cách thay đổi PH nước tiểu hoặc làm tan sỏi. Đối với sỏi axit uric có thể sử dụng liệu pháp kiềm hóa nước tiểu kéo dài.
– Những trường hợp này, bệnh nhân được chỉ định điều trị bảo tồn không phẫu thuật
Trường hợp 2: Bệnh nhân cấp cứu
– Áp dụng cho bệnh nhân vô niệu hoặc thiếu niệu.
– Bệnh nhân bị sốt do bị nhiễm khuẩn
– Những trường hợp này cần điều trị ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật.
2.2 Điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi công nghệ cao
Đa phần sỏi tiết niệu hiện nay sử dụng phương pháp tán sỏi công nghệ cao để điều trị bởi những ưu điểm đặc biệt mà nhiều phương pháp khác khó có được như: thời gian hồi phục nhanh, không xâm lấn, hiệu quả điều trị tốt, đảm bảo tính thẩm mĩ cao…
Trong đó phải kể đến 4 phương pháp tán sỏi công nghệ cao được áp dụng rộng rãi bao gồm:
– Tán sỏi ngoài cơ thể (áp dụng cho sỏi niệu quản
>>>>>Xem thêm: Phương pháp ưu việt dành cho những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu
Tán sỏi ngoài cơ thể sử sụng sóng xung kích tập trung làm vỡ vụn viên sỏi
– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser (áp dụng cho sỏi niệu quản giữa và dưới sát bàng quang và sỏi bàng quang
– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser (áp dụng cho sỏi thận kích thước >1,5cm và sỏi niệu quản trên và kích thước > 1,5cm): Phương pháp này sử dụng vết rạch 5mm sát thận nơi có sỏi để đưa ống nội soi laser vào, tán vỡ và lấy vụn sỏi ra ngoài. Nhờ hạn chế xâm lấn mà vẫn đem lại hiệu quả cao, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ đang trở thành giải pháp thay thế cho nhiều phương pháp điều trị truyền thống khác.
– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser (áp dụng cho sỏi thận kích thước
2,3 Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp mổ mở
Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học và công nghệ hiện đại, bệnh nhân thường ít cần mổ mở để điều trị lấy sỏi. Tuy nhiên, trường hợp sỏi phức tạp khó can thiệp nội khoa hoặc nội soi tán sỏi, người bệnh sẽ được chỉ định mổ để lấy sỏi.
Đây là một phương pháp điều trị sỏi đạt hiệu quả cao nhưng bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như: chảy máu, ứ mủ, nhiễm trùng, đau, sẹo…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.