Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Đa phần mọi người đều chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, để bệnh kéo dài nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách trị trào ngược dạ dày triệt để ngăn ngừa tái phát như nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách trị trào ngược dạ dày ngăn ngừa tái phát
1. Tổng quan bệnh trào ngược dạ dày và dấu hiệu nhận biết
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược vào trong thực quản – phần ống nối giữa miệng với dạ dày. Điều này sẽ làm kích thích lớp niêm mạc thực quản, gây ra tình trạng kích ứng thực quản và một số triệu chứng khác.
Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có những biểu hiện chủ yếu như đau thượng vị; chua hoặc đắng miệng; trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày lên cổ họng; tức ngực; khó nuốt; khàn tiếng; buồn nôn hoặc nôn; ho khan…
Tuy nhiên, thông thường các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó, khi thấy nghi ngờ hoặc xuất hiện tình trạng trào ngược người bệnh cần đến các cơ sở y tế sớm để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày trào ngược vào trong thực quản – phần ống nối giữa miệng với dạ dày
2. Nếu không điều trị trào ngược có thể gây ra biến chứng gì?
Trào ngược dạ dày nếu người bệnh chủ quan không điều trị có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm thực quản
– Hẹp thực quản
– Biến chứng thực quản Barrett
– Biến chứng nguy hiểm nhất ung thư biểu mô tuyến thực quản
Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh trào ngược thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh dễ bỏ qua. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện những tình trạng nặng hơn như sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn, gây nguy hiểm đến tính mạng… Chính vì vậy mà các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thăm khám sớm với các chuyên gia tiêu hóa để kiểm soát tốt bệnh lý, có phương pháp điều trị phù hợp và không để bệnh diễn biến phức tạp hơn
Trào ngược dạ dày nếu người bệnh chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
3. Cách trị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa tái phát
Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày tránh tình trạng tái phát, người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc như sau
3.1. Chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày
Chẩn đoán là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để có thể tiến hành điều trị đúng. 3 phương pháp phổ biến để chẩn đoán trào ngược dạ dày:
– Chụp X quang: Phương pháp không xâm lấn, được thực hiện với thời gian nhanh chóng và mang lại kết quả chính xác cao
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
– Nội soi dạ dày thực quản: Đối với phương pháp này bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm từ miệng xuống thực quản và dạ dày để theo dõi được toàn bộ tình trạng ống tiêu hóa trên. Đồng thời có thể phát hiện mọi bất thường, đặc biệt là những biến chứng gặp phải nếu có. Hiện nay, có thể nói nội soi được coi là phương pháp tiêu chẩn trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ.
3.2. Cách trị trào ngược dạ dày – Điều trị trào ngược dạ dày triệt để
Để điều trị trào ngược dạ dày cần đi đúng từ căn nguyên bệnh. Sau khi đã chẩn đoán chính xác nguyên nhân trào ngược, dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
– Đối với những trường hợp trào ngược nguyên nhân do thói quen ăn uống,sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài,… Lúc này người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống ăn uống sinh hoạt khoa học, đồng thời tránh xa các tác nhân gây hại.
– Còn đối với trường hợp trào ngược dạ dày do nguyên nhân bệnh lý gây ra, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ chuẩn do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Thuốc sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản bảo gồm 2 loại thuốc là thuốc ức chế bơm proton PPI và thuốc trung hòa axit clohidric.
Tìm hiểu thêm: 10 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp
Dựa vào kết quả chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh
3.3. Cách trị trào ngược dạ dày- Tuân thủ điều trị trào ngược dạ dày theo chỉ định
Khi đã được bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, lên đúng phác đồ, kê đúng đơn thuốc thì người bệnh lúc này cần thực hiện theo đúng chỉ định bao gồm:
– Uống đúng loại thuốc được kê, không tự ý mua thêm hay thay đổi khi không có chỉ định.
– Uống theo đúng hướng dẫn, liều lượng đã được chỉ định.
– Không tự ý ngưng dùng thuốc giữa chừng khi thấy bệnh thuyên giảm. Trên thực tế, hết triệu chứng không đồng nghĩa đã khỏi bệnh nên người bệnh cần duy trì uống thuốc theo đúng lộ trình bác sĩ chỉ định.
3.4. Phòng chống và ngăn ngừa bệnh trào ngược tái phát
Bác sĩ khuyến cáo bệnh trào ngược dạ dày có tỉ lệ tái phát bệnh rất cao. Vì vậy, ngay cả khi được điều trị khỏi, người bệnh trào ngược không được chủ quan mà vẫn cần tuân thủ phòng bệnh đúng cách.
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn uống lành mạnh hằng ngày
– Tránh để bản thân bị căng thẳng, stress kéo dài.
– Cẩn trọng khi có nhu cầu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…
– Kiểm soát cân nặng luôn ở ngưỡng ổn định. Đối với người béo phì cần giảm cân khoa học.
– Luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng với các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,…
– Chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa, nội soi định kỳ.
>>>>>Xem thêm: Rò hậu môn có nguy hiểm không?
Người bệnh trào ngược nên luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng với các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,…
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về các dấu hiệu, biến chứng và cách trị trào ngược dạ dày ngăn ngừa tái phát. Hy vọng mọi người có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng để thăm khám sớm và tìm ra phương pháp điều trị nhanh chóng hồi phục. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.